Các quy định về tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hoá nhập khẩu - Những bài học thực tiễn đặt ra (Trang 39 - 46)

nên thống nhất, khách quan, phù hợp với thực tiễn và khơng cịn cơ sở cho việc sử dụng những mức giá tuỳ tiện hay giả định. Do đó, số vụ kiện về cách định giá của hải quan đã giảm hẳn.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ thường do phía đối tác tiến hành. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thủ tục này là vô cùng quan trọng để góp phần giảm thiểu đến mức tối đa những rủi ro khi xuất hàng vào Hoa Kỳ, tránh trường hợp hàng bị xuất trả lại hoặc có sai sót về mặt giấy tờ pháp lý.

2.2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀO HOA KỲ HOA KỲ

Thực chất đây là hàng rào về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường đối với từng mặt hàng cụ thể do các bộ ngành đặt ra và hải quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm soát tại các cửa khẩu.

Về vấn đề này, với mục đích từng bước tự do hoá thương mại, Tổ chức thương mại thế giới ln có tham vọng cắt giảm dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của chính phủ. Theo đó, trong lịch sử các vịng đàm phán của tổ chức này, mục đích thứ nhất- tức là cắt giảm các hàng rào thuế quan- có thể đạt được thơng qua các lộ trình cắt giảm theo thoả thuận giữa các thành viên. Tuy nhiên, mục đích này lại rất khó có thể thực hiện được bởi chính phủ trong một chừng mực nào đó có thể sử dụng các cơng cụ phi thuế làm rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu. Một ví dụ đơn giản là mức giới hạn 10% đối với thuế quan đánh lên xe đạp đã bị một chính phủ tránh né bằng cách đặt hạn ngạch lên xe đạp nhập khẩu, do đó đã làm hỏng mục tiêu tự do hoá thương mại của ràng buộc thuế quan. Chính vì thế, mục đích thứ hai đã được đặt ra. Đó là cắt giảm các hàng rào phi thuế quan. Trên thực tế, việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan này là rất khó khăn.

Trong lĩnh vực về các qui định tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật của hàng hoá nhập khẩu, các nước thường đưa ra yêu cầu hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc mà họ áp dụng để bảo vệ sức khỏe và an toàn của dân chúng hoặc để bảo vệ môi trường. Để giải quyết vấn đề này, Điều 20 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT cho phép các nước được can thiệp vào trao đổi hàng hoá nhằm bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người và động vật hoặc bảo tồn các loài thực vật, với điều kiện các nước không được phân biệt đối xử và khơng được lạm dụng nhằm bảo hộ trá hình. Ngồi ra, hiện Tổ chức thương mại thế giới WTO có riêng hai Hiệp định điều chỉnh mức độ an toàn của lương thực, sức khoẻ và sự an toàn cho các loài động thực vật, cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật đối với một số sản phẩm. WTO hy vọng đảm bảo được rằng các tiêu chuẩn bắt buộc đối với các sản phẩm cần phải được các nước áp dụng sao cho không tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế. Hơn thế nữa, các tiêu chuẩn bắt buộc này phải được dựa trên các thông tin và chứng cứ khoa học. Đó là Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS).

Các hiệp định nói trên đều cho phép các nước xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng. Theo đó, Hoa Kỳ cũng qui định rất nhiều các tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ, từ các hàng hố phức tạp như máy móc, thiết bị cho đến những sản phẩm đơn giản như nông sản, từ các hàng hoá là nguyên, nhiên vật liệu đến những hàng hoá tiêu dùng, từ đồ chơi cho trẻ em đến hàng hoá dành cho người lớn… Ngay như việc nhập khẩu một số hàng nơng sản (ví dụ như: cà chua, xồi, cam, nho, hạt tiêu, khoai tây, dưa chuột, quả trứng gà, hành khơ, các quả đóng hộp như: mận, ơ liu đóng hộp) cũng phải đảm bảo các yêu cầu về nhập khẩu của Mỹ về chủng loại, kích cỡ, chất lượng và độ chín (7 U.S.C.608(e)). Các hàng này phải qua giám định và chứng chỉ giám định phải do Cơ quan giám định và an toàn thực phẩm (Food Safety & Inspection Service) thuộc Bộ Nông nghiệp cấp. Các điều kiện hạn chế khác có thể được Cơ quan Giám định thực vật và động vật (Animal and plant health inspection service- APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp áp đặt theo điều luật về Kiểm dịch cây

(Plant Quarantine Act), và Cơ quan FDA (Divis ion of Import Operations and Policy) áp đặt theo điều luật liên bang về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm (Food, Drug and Cosmetic Act) [22].

Không chỉ quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hố, pháp luật Hoa Kỳ cịn quy định chặt chẽ về nhãn mác, bao bì đối với hàng hố nhập khẩu. Pháp luật Hoa Kỳ không cho phép hàng hoá ghi mã hiệu hàng một cách cố ý tạo cảm giác nhầm lẫn là hàng được sản xuất tại Mỹ, hoặc ở bất kỳ nước ngoài hoặc địa phương nào ngoài nước hoặc địa phương thực sự sản xuất hàng, được nhập khẩu vào bất kỳ cửa khẩu nào ở Hoa Kỳ. Trong nhiều trường hợp, các chữ: "United States", hoặc chữ cái "U.S.A.", hoặc tên bất kỳ thành phố, địa điểm nào ở Hoa Kỳ ghi trên hàng hoặc trên bao bì của mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài, được coi là cố ý tạo nhầm lẫn là hàng sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ khi có ghi kèm một cách rõ ràng tên nước xuất xứ của mặt hàng đó. Hàng hố bị phát hiện như nêu trên sẽ bị thu giữ tại hải quan, và nếu khơng giao nộp ngay (nếu hàng đã nhận) có thể bị thanh lý Hải quan. Pháp luật Hoa Kỳ cũng qui định cấm nhập khẩu các hàng ghi mã hiệu, nhãn hiệu có nơi nhận giả, hoặc mô tả giả mạo, kể cả việc dùng những chữ hoặc biểu tượng nhằm giả mạo việc mơ tả hàng hố. Việc bóc, tháo, che phủ hoặc thay đổi các ký hiệu tên nước xuất xứ sau khi ra nhận hàng sẽ bị xử phạt theo luật hình sự [22]. Có thể nói, việc qui định nhãn mác hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhiều khi rất chi tiết. Ví dụ như đối với các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có tem, ghi mark, mã theo quy định tại Đạo luật về xác định sản phẩm sợi (Textile fiber products identification Act) cụ thể như: + Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi, trừ những trang trí cho phép, lớn hơn 5% trong sản phẩm, theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng, các thành phần sợi ghi “sợi khác” hoặc “các sợi khác” được liệt kê cuối cùng. Các thành phần sợi bằng hoặc nhỏ hơn 5% được ghi là “các sợi khác”.

+ Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Uỷ ban thương mại liên bang Federal Trade Commission (FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán hoặc giao dịch sản phẩm sợi này. Tên nhãn hiệu (trademark) đã được đăng ký tại Văn phòng sáng chế liên bang (U.S. States Patent Office) có thể được ghi trên nhãn

mark thay cho các tên khác, nếu chủ của trademark này đã cung cấp một bản sao Trademark đến FTC trước đó.

+ Tên của nước đã gia công hoặc sản xuất. [22]

Dưới đây là ví dụ một số hàng hố với một số mã số văn bản áp dụng đối với hàng hố đó (theo cách đối chiếu các văn bản pháp lý tại Hoa Kỳ), các biện pháp áp dụng theo văn bản đó (tóm lược) cũng như cơ quan chính phủ quản lý các vấn đề quy định trong từng văn bản này (viết tắt) để thấy được sự phức tạp và đa dạng của các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, nhãn mác, bao bì đối với hàng hố nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Mặt hàng

Số văn bản

Loại biện pháp áp dụng

Các cơ quan nhà nƣớc điều hành (viết tắt) Động vật sống: bao gồm tất cả các loại động vật từ gia cầm, gia súc, động vật hoang dã, động vật cảnh, thú ni trong nhà,v.v. cịn sống. 21 USC 101

et seq. Vệ sinh dịch tễ FDA, CFSAN, CDC, USCS APHIS, NMFS, FWS,

21 USC 113

et seq. Bệnh tật FDA, CFSAN, CDC, USCS APHIS, NMFS, FWS,

21 USC 135 Vệ sinh dịch tễ FDA, CFSAN, CDC, USCS APHIS, NMFS, FWS,

42 USC 151

et seq. Vệ sinh dịch tễ FDA, CFSAN, CDC, USCS APHIS, NMFS, FWS,

42 USC 214a

Giấy phép Vệ sinh,

dịch bệnh FDA, CFSAN, CDC, USCS APHIS, NMFS, FWS,

7 CFR Part

351 Vệ sinh dịch tễ FDA, CFSAN, CDC, USCS APHIS, NMFS, FWS,

9 CFR Parts

91-96 Vệ sinh dịch tễ FDA, CFSAN, CDC, USCS APHIS, NMFS, FWS,

Rau và các sản phẩm liên quan: bao gồm sản phẩm rau, củ các loại, tươi, khô, lạnh, hấp, luộc, đông lạnh hoặc xử lý bảo quản tạm. Sản phẩm có thể cịn nguyên dạng, cắt hoặc xử lý thế nào đó, nhưng chưa qua chế biến.

19 CFR 12,

Quy định về NK rau

bón thuốc trừ sâu CFSAN, FDA, APHIS, AMS, EPA, USCS

19 CFR 12.1 et seq.;

Tiêu chuẩn kỹ thuật, mã, nhãn,

CFSAN, FDA, APHIS, AMS, EPA, USCS

21 CFR 1.83 et seq.

Tiêu chuẩn kỹ thuật, mã, nhãn,

CFSAN, FDA, APHIS, AMS, EPA, USCS

40 CFR 162

Quy định về nhập khẩu rau bón thuốc

trừ sâu CFSAN, FDA, APHIS, AMS, EPA, USCS

42 USC 151

et seq. Vệ sinh dịch tễ CFSAN, FDA, APHIS, AMS, EPA, USCS

7 CFR Part

351 Vệ sinh dịch tễ CFSAN, FDA, APHIS, AMS, EPA, USCS

Quần áo không dệt kim hoặc đan:

bao gồm quần áo các loại không phải dệt

15 USC 1191- 1204

Luật về hàng dệt

may dễ cháy. DOC, CPSC, FTC, USCS, US Treas.

15 USC 68- 68J

WPLA- Luật về

kim hoặc đan, cho người lớn và trẻ em kể cả áo khoác, jacket,comple, quần, sơ mi, váy, đồ thể thao, đồ bơi, tất, áo len, găng tay dệt kim, đan các loại, đồ lót, T-shirt, v.v.

15 USC 70-77

TFPIA- Luật về

hàng dệt may. DOC, CPSC, FTC, USCS, US Treas.

16 CFR 1610, 1611,

1615,1616,16 30-1632

Tiêu chuẩn hàng dệt

may dễ cháy. DOC, CPSC, FTC, USCS, US Treas.

16 CFR 423

Hướng dẫn giặt là

hàng dệt may. DOC, CPSC, FTC, USCS, US Treas.

19 CFR 11.12, 16 CFR 300 et seq.

Quy chế về nhãn

mác hàng dệt may. DOC, CPSC, FTC, USCS, US Treas.

19 CFR 11.12b, 16 CFR 303 et seq.

Quy chế về nhãn

mác hàng dệt may. DOC, CPSC, FTC, USCS, US Treas.

Cao su và sản phẩm cao su: bao gồm cao

su thiên nhiên, cao su tổng hợp và các dạng cao su khác chế biến từ dầu mỏ. Các sản phẩm chế tạo từ các loại cao su đó, xăm, lốp xe các loại mới hoặc tái chế, các loại băng chuyền, dụng cụ y tế, dược phẩm bằng cao su, quần áo bảo hộ bằng cao su, các linh kiện cao su công nghiệp.

15 USC 1261

Quy chế liên bang

về chất nguy hiểm. FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

15 USC 1263

Quy chế an toàn tiêu dùng.

FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

15 USC 1390 et seq.

Luật an tồn giao thơng ơtơ1966.

FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

15 USC 2601 et seq.

Quy chế về kiểm

soát chất độc hại FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

16 CFR 1500 et seq.

Tiêu chuẩn về quản

lý chất nguy hiểm. FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

19 CFR 12.1 et seq.;

Tiêu chuẩn kỹ thuật, mã, nhãn,

FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

19 CFR 12.118 et seq.

Quy chế về kiểm

soát chất độc hại FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

21 CFR 1.83 et seq

Tiêu chuẩn kỹ thuật, mã, nhãn,

FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

46 CFR 147.30

Quy chế về nhãn mác của chất nguy

hiểm. FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

46 CFR 148 et seq.

Quy chế về vận chuyển chất nguy

hiểm. FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

49 CFR 170 et seq.

Quy chế về chất

nguy hiểm. FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

49 CFR 571

Tiêu chuẩn an tồn ơtơ.

FDA, CFSAN, NHTSA, CPSC, EPA, DOT, USCS

Mặc dù các hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, về các biện pháp kiểm dịch động thực vật của WTO đều cho phép các nước xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng, nhưng Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối

với thương mại (TBT) cũng quy định các tiêu chuẩn này phải có căn cứ khoa học, được áp dụng sao cho không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nhập khẩu theo xuất xứ (nguyên tắc đối xử tối huệ quốc), không dành cho các sản phẩm nhập khẩu đối xử kém ưu đãi hơn các sản phẩm được sản xuất trong nước (nguyên tắc đối xử quốc gia) và không được qui định hay áp dụng theo cách thức mà gây ra “những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế” (Điều 2.1 và Điều 2.2 Hiệp định TBT). Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật SPS về cơ bản cũng giống như Hiệp định TBT nhưng có linh hoạt hơn khi cho phép không áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong một số trường hợp bởi các quy định kiểm dịch động thực vật, đặc biệt là các qui định nhằm chống những bệnh lây nhiễm từ động thực vật xâm nhập vào nước thành viên, có thể ít nhiều buộc phải phụ thuộc vào mức độ phổ biến của các loại tật bệnh hoặc sâu bệnh cụ thể nào đó ở nước thành viên (Điều 6.1 Hiệp định SPS). Các biện pháp SPS khác nhằm đảm bảo an tồn thực phẩm (ví dụ như các quy định về chất phụ gia, sự nhiễm bẩn hoặc mức độ chất không phân huỷ cho phép) phải được áp dụng trên cơ sở MFN. [11, tr.83]

Có thể nói, các hiệp định này như là những “hàng rào” bảo vệ tự do thương mại khiến pháp luật các nước khác nói chung cũng như pháp luật của Hoa Kỳ nói riêng khơng thể quy định các tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu như là một phương tiện bảo hộ mậu dịch hoặc là một phương tiện để phân biệt đối xử được. Điều này đã từng xuất hiện nhiều lần khi Hoa Kỳ muốn hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Ví dụ như trường hợp Hoa Kỳ ban hành quy định về thành phần hoá lý áp dụng đối với xăng nhập khẩu ngặt nghèo hơn so với xăng được tinh chế tại Mỹ với mục đích là thực thi Luật chống ơ nhiễm khí quyển của Mỹ (được sửa đổi năm 1990). Ngày 23/01/1995, Venezuela đã đệ đơn lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kiện Mỹ đã áp dụng các quy định phân biệt đối xử với xăng dầu nhập khẩu. Tiếp đến, tháng 4/1996, Braxin cũng đệ đơn kiện Hoa Kỳ với nội dung tương tự. Theo quan điểm của Venezuela và sau đó là của Braxin, việc Hoa Kỳ quy định như vậy là khơng cơng bằng vì xăng

của Mỹ không bị lệ thuộc vào các chuẩn mực đó; biện pháp này đi ngược lại nguyên tắc “đối xử quốc gia” và không thể chứng minh là trường hợp ngoại lệ theo các quy định thông thường của WTO liên quan tới các biện pháp y tế và các biện pháp bảo vệ môi trường. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã kết luận là Venezuela và Braxin đã có lý. Sau đó, Mỹ đã phải thoả thuận với Venezuela sẽ sửa đổi quy định của mình sau thời gian 15 tháng và ngày 19/08/1997, họ đã phải ký kết một quy định mới. [24]

Thời gian (0 = thời điể m bắt đầu xét xử)

Ngày Diễn biến vụ kiện

- 5 năm 1990 Luật chống ơ nhiễm khí quyển của Mỹ được sửa đổi.

- 4 tháng 9/1994 Mỹ hạn chế nhập khẩu xăng theo Luật chống ơ nhiễm khí quyển.

0 23/01/1995 Venezuela đệ đơn kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và yêu cầu tham vấn Mỹ. Cơ quan giải quyết tranh chấp tiến hành xem xét và công bố báo cáo.

+ 1 năm 10 tháng 03/12/1996 Mỹ và Venezuela thoả thuận về việc Mỹ sẽ phải làm.

+ 2 năm 7 tháng 19-20/08/1997 Mỹ ký một quy định mới.

Xem xét trong bản Báo cáo thường niên (năm 2004) của Tổ chức thương mại thế giới WTO về hoạt động giải quyết tranh chấp trong năm 2003, chúng ta có thể thấy rằng trong 19 vụ kiện mới phát sinh trong năm 2003 và 15 vụ kiện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hoá nhập khẩu - Những bài học thực tiễn đặt ra (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)