Tác động của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hoá nhập khẩu đối với hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hoá nhập khẩu - Những bài học thực tiễn đặt ra (Trang 31 - 36)

KHẨU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chúng ta có thể thấy, từ khi có Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, Việt Nam đã được hưởng quy chế tối huệ quốc hay còn được gọi là chế độ thương mại bình thường tương đương với các nước đã là thành viên WTO về mặt thương mại (bắt đầu từ ngày 10/12/2001). Chỉ có điểm khác đó là chế độ áp dụng đối với Việt nam có thể phải xem xét lại hàng năm theo kết quả xét miễn áp dụng điều khoản Jackson- Vanik. Do đó, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của Việt Nam giảm bình quân từ 40- 70% xuống còn 3- 7%, lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng đáng kể.

Tổng giá trị hàng Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ

(Đơn vị tính: triệu USD)

(Nguồn:Trang tin điện tử của Hội đồng thương mại Việt- Mỹ- http://www.usvtc.org) Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này cũng có khó khăn do sự tác động của chế độ pháp lý đối với hàng hoá nhập khẩu vào

388.4 554.1 608.4 821.3 1053.2 2394.8 4554.8 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Năm

Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chế độ pháp lý đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ nhiều khi gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam như sau:

- Phải giảm lượng hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được ký kết đã tạo điều kiện thuận lợi cho danh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ với mức thuế thấp. Tuy nhiên, sự tồn tại của hàng loạt các quy phạm pháp luật phục vụ cho chính sách bảo hộ mậu dịch đã làm cho lượng hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ của doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi phải giảm đáng kể. Ví dụ như khi các cơ quan Mỹ áp thuế chống bán phá giá tôm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ giảm hẳn. Số liệu tháng 6/2004 cho thấy, trong thời gian này, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 3.300 tấn, giảm hơn 5.000 tấn so với cùng kỳ năm 2003 [25] . Hơn nữa, không phải ngẫu nhiên mà Bộ Thương mại Việt Nam luôn khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng cần điều tiết lượng hàng sang Mỹ, việc xuất khẩu vào Mỹ cần được duy trì ở nhịp độ đều đặn, tránh xuất khẩu ồ ạt vào Mỹ dẫn đến bị kiện bán phá giá.

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ như thuỷ sản, dệt may đứng trước nguy cơ phải giảm lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ do bị áp thuế chống phá giá, do phải theo cơ chế hạn ngạch.. thì các mặt hàng khác của Việt Nam lại đứng trước khó khăn khơng dám xuất khẩu sang thị trường này do yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được. Ví dụ như hiện tại, chưa có một doanh nghiệp da giày Việt Nam nào áp dụng việc quản lý theo tiêu chuẩn SA8000- một tiêu chuẩn về nhân công lao động [10, tr.205], một trong những điều kiện quan trọng để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Ngay như giám đốc công ty Vietek, doanh nghiệp đã làm lớn mạnh thương hiệu sản phẩm điện tử VTB, cũng đã phải khẳng định: “Phải mất vài năm nữa chúng tôi mới dám đưa thương hiệu VTB qua thị trường Mỹ” [26].

Mặt khác, do pháp luật của Hoa Kỳ về hàng hoá nhập khẩu quy định rất chặt chẽ về bao bì, nhãn mác, thương hiệu…khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam khơng tích cực xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này khi chi phí xuất

khẩu quá cao. Ví dụ: Theo quy định mới của Luật về An ninh nông nghiệp và phát triển nông thôn của Hoa Kỳ, kể từ ngày 30/9/2004, các mặt hàng thuỷ sản bán tại các cửa hàng bán lẻ của Mỹ bắt buộc phải có nhãn xuất xứ và ghi rõ sản phẩm được đánh bắt tự nhiên hay nuôi trồng. Đối với các sản phẩm nông nghiệp khác như rau quả, thịt gia súc thì chỉ phải ghi nhãn xuất xứ và thời hạn áp dụng cho các sản phẩm này được lùi đến tận ngày 30/9/2006. Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ ước tính khi thực hiện quy định này sẽ khiến các nhà sản xuất và tiêu dùng phải tiêu tốn 582 triệu đến 3,9 tỷ USD trong những năm đầu thực hiện [25]. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình vốn đầu tư cịn hạn hẹp. Có thể nói, thị trường Mỹ là thị trường gần như đã đạt đến chuẩn mực quốc tế về mọi vấn đề, vì vậy, khơng phải doanh nghiệp nào cũng đủ tiềm lực để xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ.

Một vấn đề nữa liên quan đến tập quán thương mại trong mua bán hàng dệt may là việc Mỹ có thói quen thường yêu cầu mua hàng theo điều kiện FOB, tức là mua thẳng hàng thành phẩm. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải đảm nhiệm từ công đoạn tổ chức nguồn nguyên liệu, sản xuất, cho tới khâu bao bì, đóng gói giao cho khách hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành may mặc của Việt Nam vốn chủ yếu kinh doanh theo phương thức gia công xuất khẩu (Vì một mặt, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tự đáp ứng được nguyên liệu chất lượng cao, thiết kế mẫu hàng phục vụ nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu; mặt khác, kinh doanh theo phương thức gia cơng xuất khẩu ít rủi ro hơn).

- Luôn đứng trước nguy cơ bị khởi kiện

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tất cả các doanh nghiệp khác đang xuất khẩu hàng vào Mỹ luôn đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, hoặc bị kiện về chất lượng hàng hố… Ví dụ như đồ gỗ của Việt Nam đang được Bộ Thương mại coi là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Hoa Kỳ; tuy nhiên, mặt hàng này đang trong tầm ngắm của Luật bán phá giá Hoa Kỳ. Hiện sản phẩm đồ gỗ Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 1% trong số hàng nội thất nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, nếu cứ phát triển với tốc độ như hiện nay (khoảng 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu) thì đồ gỗ Việt Nam xuất vào Mỹ năm

2004 sẽ tăng nhanh và đạt tới ngưỡng 3%. Ngưỡng này có thể sẽ bị xem xét áp thuế chống bán phá giá vì đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp của Mỹ.

- Ln trong tình thế bị động, chịu nhiều rủi ro

Cho dù được hưởng các ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ nhưng trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các biện pháp rào cản thương mại được pháp luật Hoa Kỳ qui định chặt chẽ. Danh sách các quy phạm pháp luật quy định các biện pháp này khơng phải là ít, ví dụ như: an toàn tiêu dùng, bảo vệ động vật, bảo vệ mơi trường, bảo vệ thực vật, bao bì, bệnh tật, cạnh tranh không lành mạnh, chống gian lận, chống luật cấm vận, chống phá giá, chống trợ cấp, chất độc hại, chứng từ nhập khẩu, chất dễ cháy, dịch bệnh, giám định, gian lận thương mại, hàm lượng dinh dưỡng, hàng độc hại, hàng nguy hiểm, hạn ngạch, lao động cưỡng bức, mác hàng hoá, nhãn hàng hoá, quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, xuất xứ… Với hàng loạt các biện pháp này, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ ln trong tình thế bị động khi có thể bị khởi kiện, bị đánh thuế cao, bị cấm nhập khẩu… bất kỳ lúc nào.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

1. Hàng hoá nhập khẩu trong phạm vi nghiên cứu của luận văn là hàng hoá hữu hình dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm phục vụ mục đích sản xuất, tiêu dùng.

2. Hàng hố nhập khẩu có hai tác động ngược chiều lên thị trường nước nhập khẩu, hai tác động này song song tồn tại trong thực tế và xuất phát từ đây, các quốc gia có hai xu hướng điều chỉnh lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá: xu hướng tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch. Hai xu hướng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chúng được sử dụng kết hợp với nhau, tuỳ theo các điều kiện và đặc điểm cụ thể.

3. Xuất phát từ các đặc tính riêng có của pháp luật, chính phủ điều tiết hàng hoá nhập khẩu trên thực tế thơng qua hình thức pháp lý là các quy phạm pháp

luật. Một hệ thống những quy tắc và những điều luật mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hố, bao gồm cả q trình ban hành và thực thi pháp luật, nhằm thực hiện các mục tiêu xác định trong lĩnh vực ngoại thương trong một thời kỳ nhất định phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước tạo thành một chế độ pháp lý đối với hàng hoá nhập khẩu.

4. Các bộ phận cấu thành chế độ pháp lý đối với hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ bao gồm: các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, các quy định pháp luật về hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ, các quy định của các hiệp định song phương và đa phương, tập quán thương mại và án lệ. Các bộ phận này không bất biến mà luôn vận động, biến đổi dưới tác động của các yếu tố bên ngoài, bao gồm các yếu tố chủ yếu sau: đặc điểm của nền kinh tế Hoa Kỳ, chính sách đối ngoại của chính quyền, mơi trường chính trị, xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới và hệ thống pháp luật của Tổ chức thương mại thế giới WTO.

5. Pháp luật Hoa Kỳ về hàng hố nhập khẩu có tác động hai chiều đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam; một mặt, thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước, mặt khác lại làm giảm lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, khiến các doanh nghiệp Việt Nam ln trong tình thế bị động, chịu nhiều rủi ro…

CHƢƠNG 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hoá nhập khẩu - Những bài học thực tiễn đặt ra (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)