Sơ lược về lịch sử của gây tê cạnh cột sống ngực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ thận niệu quản của gây tê cạnh cột sống ngực liên tục bằng hỗn hợp bupivacain sufentanil dưới hướng dẫn siêu âm (Trang 28 - 30)

1.3. Gây tê cạnh cột sống ngực

1.3.1. Sơ lược về lịch sử của gây tê cạnh cột sống ngực

Gây tê cạnh cột sống ngực là kỹ thuật bơm thuốc tê vào khoang cạnh cột sống ngực, trong khoang cĩ các dây thần kinh tuỷ sống chui ra từ tuỷ sống qua các lỗ chia. Điều này dẫn đến gây tê một bên cơ thể các dây thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác và các dây thần kinh giao cảm trong lồng ngực ở nhiều đốt sống tiếp giáp ở trên và dưới vị trí tiêm [5],[6].

Năm 1905 Hugo Sellheim ở Leipzig thuộc Cộng hịa Liên bang Đức, là một bác sĩ sản khoa đã đi tiên phong trong lĩnh vực gây tê cạnh cột sống, ơng sử dụng kỹ thuật này để giảm đau cho phẫu thuật bụng. Kỹ thuật này được ra đời để thay thế một phần kỹ thuật gây tê tủy sống (ở thời bấy giờ tê tủy sống gây ra thảm họa suy hơ hấp và trụy tim mạch). Năm 1911, Arthur Läwen sử dụng kỹ thuật gây tê cạnh cột sống để đánh giá sự phân bố thần kinh cảm giác và giao cảm của các cơ quan trong ổ bụng, từ đĩ cho phép chẩn đốn nguyên nhân gây đau xuất phát từ tạng nào trong cơ thể. Ơng hiệu chỉnh lại kỹ thuật

của Sellheim và gọi phương pháp này là gây tê cạnh cột sống. Năm 1919 Kappis phát triển kỹ thuật tê cạnh cột sống lên một bước mới, ơng đã tiến hành gây tê để giảm đau cho phẫu thuật bụng. Do cĩ khả năng gây tê các chuỗi thần kinh giao cảm, năm 1926 Swetlow và Braun 1946 đã sử dụng gây tê CCSN để điều trị cơn đau thắt ngực. Ba mươi năm đầu của thế kỷ 20 kỹ thuật gây tê cạnh cột sốngphát triển mạnh do cĩ nhiều ưu điểm, sau đĩ nĩ đã gần như biến mất vào những năm 1950 do chưa hiểu biết rõ về giải phẫu khoang CCSN và do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật với những cải thiện mới trong gây mê tồn thân và quản lý đường hơ hấp trong phẫu thuật ngực. Năm 1979, khi Eason và Wyatt nhìn lại kỹ thuật gây tê CCSN và tái hiện lại tính hấp dẫn của kỹ thuật gây tê này bằng cách mơ tả một kỹ thuật đặt catheter vào khoang cạnh cột sống [34]. Gây tê cạnh cột sống được tiến hành ở tất cả các tầng của cột sống: cổ, ngực, thắt lưng, và cùng. Tuy nhiên, phần gây tê cạnh cột sống chủ yếu được mơ tả là gây tê cạnh cột sống ngực. Trên thực tế, việc tìm kiếm một kỹ thuật gây tê thần kinh ngoại vi để giảm đau sau phẫu thuật ngực đã thực sự hồi sinh kỹ thuật gây tê cạnh cột sống. Các tác giả Richardson và Lưnnqvist đã cĩ cơng đĩng gĩp to lớn về giải phẫu và kỹ thuật gây tê cạnh cột sốngmà nĩ gần như bị quên lãng [6],[35],[36].

Các phương pháp khác nhau đang được sử dụng để vào khoang CCSN bao gồm các phương pháp truyền thốngmang tính bước ngoặc như sử dụng kỹ thuật mất sức cản khi qua dây chằng sườn ngang trên bởi tác giả Eason và Wyatt năm 1979, kỹ thuật đo áp lực do Richardson năm 1996; kỹ thuật kích thích thần kinh do Naja năm 2003 và vào khoang CCSN trực tiếp trong khi phẫu thuật ngực bởi các tác giả Fibla năm 2008. Gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm ngày càng được mơ tả trong vài thập kỷ qua, hướng dẫn siêu âm lần đầu tiên được mơ tả là đặt catheter vào đám rối thần kinh cánh tay đường nách năm 1989 bởi các tác giả Ting và Sivagnanratnam. Shibata (2009) và Cowie

(2010) đã cơng bố lợi ích của gây tê CCSN dưới hướng dẫn siêu âm tương tự như các kỹ thuật gây tê vùng khác. Hiện nay siêu âm đã được ứng dụng trong gây tê vùng, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng cịn khá khiêm tốn (dưới 20%), trong đĩ kiến thức về giải phẫu học và máy siêu âm là điều kiện quan trọng để quyết định việc sử dụng siêu âm trong tê vùng [10],[11],[12].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ thận niệu quản của gây tê cạnh cột sống ngực liên tục bằng hỗn hợp bupivacain sufentanil dưới hướng dẫn siêu âm (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)