1.3. Gây tê cạnh cột sống ngực
1.3.6. Dược động học của thuốc tê trong gây tê cạnh cột sống ngực
Ở người lớn, liều thường được sử dụng gây tê cạnh cột sống ngực là 20 ml bupivacain 0,5%, cho kết quả nồng độ tối đa trung bình trong huyết tương là 1,45 ± 0,32 μg/ml sau khi tiêm 25 phút. So sánh nồng độ đỉnh trong huyết tương và thời gian để đạt được nồng độ đỉnh ở 20 bệnh nhân sau khi mổ ngực dùng bupivacain 0,25% (1 mg/kg) cĩ hoặc khơng cĩ thuốc co mạch epinephrin (5 μg/ml) cho thấy: thời gian trung bình để đạt nồng độ đỉnh ở cả hai nhĩm là 5 phút (5 - 20 phút), và cĩ sự khác biệt về nồng độ đỉnh trong huyết tương nhưng khơng ý nghĩa thống kê. Sau đĩ truyền liên tục 0,1 ml/kg/h bupivacain 0,5% trong 120 giờ thấy cĩ sự tăng dần nồng độ tối đa và nồng độ tối đa của bupivacain là (4,92 ± 0,7 μg/ml) ở giờ thứ 48 (5 – 96 giờ) [5],[6]. Khơng quan sát thấy cĩ dấu hiệu lâm sàng của ngộ độc thuốc tê ở nồng cao của bupivacain là 7,48 μg/ml đã được đo trên một bệnh nhân. Các tác giả khác cũng đã báo cáo mức độ tích lũy trong huyết tương của bupivacain trong khi truyền liên tục qua catheter cạnh cột sống ngực mà khơng thấy cĩ dấu hiệu lâm sàng của ngộ độc thuốc tê, mặc dù nồng độ bupivacain thường vượt quá ngưỡng cho độc tính hệ thống thần kinh trung ương (ngưỡng độc là 2 - 4,5 μg/ml). Điều này cĩ 1 số trường hợp báo cáo trên lâm sàng thấy cĩ lú lẫn sau phẫu thuật cĩ sử dụng thuốc tê bupivacain làm giảm đau và các triệu chứng này hết sau khi tạm ngừng truyền
thuốc tê. Ở trẻ em ở độ tuổi 5,3 tuần, một liều 1,25mg/kg của bupivacain 0,25% làm nồng độ tối đa trung bình trong huyết tương của bupivacain là (1,03 ± 0,56 μg/ml) sau khi tiêm 10 phút. Truyền liên tục bupivacain 0,25% với tốc độ 0,5 mg/kg/h ở trẻ nhỏ trong 24 giờ dẫn đến nồng tối đa trung bình của bupivacain trong huyết thanh là (2,0 ± 0,63 μg/ml) mà khơng thấy cĩ dấu hiệu ngộ độc trên lâm sàng. Trong một nghiên cứu tiếp theo ở trẻ sơ sinh (tuổi trung bình là 1,5 tuần), khi truyền liên tục bupivacain 0,065% với tốc độ 0,25 mg/kg/h cĩ thuốc co mạch cho thấy nồng độ trung bình trong huyết thanh của bupivacain tại thời điểm 48 giờ sau truyền là (1,60 ± 0,67 μg/ml), và khơng thấy cĩ bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê. Mặc dù nồng độ bupivacaine tăng đều đặn trong quá trình truyền cạnh cột sống ngực kéo dài, nồng độ tự do bupivacain vẫn khơng thay đổi. Điều này cĩ thể là do kết quả của sự gia tăng nồng độ α1 - acid glycoprotein sau mổ đã bảo vệ chống lại độc tính bupivacain bằng cách tăng giá trị liên kết với bupivacain. Ngồi ra cịn cĩ một sự gia tăng liên kết mạnh hơn trong các đồng phân S - bupivacain, với sự liên kết này làm cho độc tính của S - bupivacain thấp hơn R - bupivacain [6],[37],[42].