Giới thiệu về da

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT TRÁI CHANH dây để PHỐI LIỆU mặt nạ DƯỠNG DA (Trang 29 - 32)

Da là rào chắn bên ngoài của cơ thể, là cơ quan cảm giác tiếp xúc với mơi trường ngồi. Da là vật liệu bền chắc lý tưởng, đồng thời cũng rất mềm mại và đàn hồi.

Da là cơ chế phức tạp chịu trách nhiệm về cân bằng năng lượng của cơ thể, tiếp nhận và phân tích hàng ngàn tín hiệu đến từ bên ngồi. Nó lãnh trách nhiệm thích nghi tồn cơ thể với đời sống trong những điều kiện khơng khí ơ nhiễm, giữa những lỗ thủng ozon, xung quanh có hàng ngàn vạn các chất độc hại khác nhau. Những biến đổi xuất hiện trên da có liên quan trực tiếp với tác động của các yếu tố bất lợi của môi trường.

Da được chia làm 3 lớp chính: thượng bì, trung bì và hạ bì. Da chiếm diện tích

trên cơ thể chúng ta khoảng 2 m2, với tổng trọng lượng khoảng 15 ^ 20% trọng lượng

cơ thể. Da là hàng rào bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể ổn định thân nhiệt, chống mất nước, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân độc hại của môi trường như: vi khuẩn, bụi bẩn, ánh nắng... Da cịn là nơi đón nhận các xúc giác của cơ thể, giúp ta biết đau, nóng, lạnh và khối cảm [2].

1.2.1 Phân loại da

Theo các tài liệu, da được phân thành nhiều loại và có 4 loại da cơ bản: da thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp.

1.2.1.1 Da dầu

Da dầu là loại da sản sinh quá nhiều dầu. Sự sản sinh quá độ này được gọi là sự tiết nhiều bã nhờn.

Da dầu được định rõ đặc điểm như sau: lỗ chân lơng to, có thể nhìn thấy được; bề mặt bóng lống; da dày, tái nhợt: lưu thơng máu khơng rõ rệt; da dầu có thiên hướng bị mụn trứng cá và rất nhiều loại mụn khác nhau.

Một số các nguyên nhân gây ra sự sản sinh dầu quá mức là yếu tố di truyền, sự thay đổi hooc môn và không cân bằng hooc môn, căng thẳng, dược phẩm, mỹ phẩm có thể gây mụn (sản phẩm trang điểm gây kích ứng da).

1.2.1.2 Da thường

Da thường là một thuật ngữ sử d ng rộng rãi để chỉ một làn da cân bằng. Thuật ngữ khoa học cho làn da khỏe mạnh là eudermic. Các vùng chữ T (trán, cằm và mũi) có thể là một chút dầu, nhưng nhìn chung độ dầu và độ ẩm cân bằng, da không quá nhờn hoặc quá khô.

Đặc điểm của da thường là lỗ chân lông nhỏ, lưu thông máu tốt, kết cấu da mịn, mềm và mượt, da đều màu, hồng hào, khơng có khuyết điểm và thường khơng nhạy cảm, người có làn da thường thì khi lão hóa có xu hướng khơ.

1.2.1.3 Da khơ

Da khơ được sử dụng để miêu tả loại da sản sinh ít dầu hơn da thường. Đó là kết quả của việc thiếu dầu, dẫn đến việc thiếu lipid mà da cần để duy trì độ ẩm và xây dựng một lá chắn chống lại các ảnh hưởng bên ngoài. Điều này khiến hàng rào chức năng của da suy yếu. Da khô tồn tại ở các mức độ khác nhau mà không phải lúc nào cũng phân biệt được. Phụ nữ thường có làn da khơ hơn đàn ông và làn da thì thường khơ hơn theo độ tuổi.

Biểu hiện của da khô: đầu tiên khi da bắt đầu thiếu độ ẩm, cảm giác của da căng, sần sùi và nhìn có vẻ xỉn màu, độ đàn hồi của da thấp. Nếu da rất khô không được điều trị, da có thể xảy ra tình trạng rất căng, tróc vảy nhẹ hoặc dễ bong từng mảng. Có nhiều ngun nhân bên ngồi và bên trong làm cho khơ da.

Làn da luôn bị mất nước thông qua việc đổ mồ hôi (nước bị mất từ các tuyến mồ hôi bởi nhiệt độ, căng thẳng và hoạt động) và việc mất nước qua biểu bì (theo tự nhiên, da khuếch tán khoảng nửa lít nước mỗi ngày từ các lớp da sâu hơn).

Làn da khô là nguyên nhân của việc thiếu các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên, đặc biệt là urea, các amino axit và axit lactid, các lipid bi ểu bì ví dụ như ceramides, axit béo và cholesterol là những chất cần thiết cho hàng rào chức năng da được khỏe mạnh.

1.2.1.4 Da hồn hợp

Ở loại da hỗn hợp, vùng chữ T và 2 bên má thuộc các loại da khác nhau. Da hỗn hợp được định rõ đặc điểm như sau: vùng chữ T dầu (cùng trán, cằm và mũi); lỗ chân lông to ở vùng này và thường bịt kín; hai bên má có da thường hoặc khơ.

Nguyên nhân gây nên da hỗn hợp: những phần da bị dầu hơn của loại da hỗn hợp được gây ra bởi sự sản sinh dầu quá độ, phần da khô hơn của loại da hỗn hợp thì do thiếu hụt dầu và thiếu lipid tương ứng.

1.2.2 Sự dẫn truyền các hoạt chất vào da

Hoạt chất là những chất có tác dụng làm trắng da, chống lão hóa, làm mềm, giữ ẩm cho da. Các hoạt chất này sẽ tác động vào nhiều vị trí khác nhau trên da như qua các tế bào, giữa các tế bào và qua tuyến nhờ của lỗ chân lông [2].

1.2.2.1 Qua các tế bào

Nếu các thành phần trong mỹ phẩm có kích thước nhỏ và khả nắng thẩm thấu tốt sẽ được hấp thu bởi tế bào da như vitamin A, E, C. Sự thẩm thấu xảy ra thông qua lớp corneocytes đã keratin hóa và là con đường dẫn truyền phân cực. Toàn bộ các ceramide và acid béo tự do tìm thấy trong lớp tế bào sừng đều có dạng hình que hay hình trụ. Điều này giúp chúng tạo một cấu trúc có trật tự cao.

Ngồi ra cịn có sự hiện diện của cholesterol giúp cho l ớp sừng trở nên lưu động, khơng bị hóa rắn. Cholesterol giúp da trở nên mềm dẻo và những chất tan được trong dầu cũng thích hợp đi vào da theo con đường này [2].

1.2.2.2 Giữa các tế bào

Nếu các thành phần trong mỹ phẩm có kích thước lớn và không thể thẩm thấu vào tế bào da thì chúng sẽ len vào khoảng trống giữa các tế bào. Sự thẩm thấu xảy ra giữa các tế bào và những lipid gian bào. Thể tích của lớp này chiếm từ 5 ^ 30% thể tích của lớp sừng. Nước là một dạng thấm qua da theo con đường dẫn truyền này.

Lớp sừng được mô tả là một mơ hình “gạch vữa”. Gạch là lớp tế bào bị keratin hóa và vữa là lớp lipid liên tục bao bọc xung quanh. Sự sắp xếp quanh co này chính là chức năng cản của da. Những chất tan được trong dầu sẽ đi vào lớp vữa đi vào bên trong da [2].

1.2.2.3 Qua tuyến nhờn của lỗ chân lông

Xảy ra thông qua nang lông, chủ yếu là các phân tử ưa béo hoặc các phân tử đã được dùng kết hợp với vài chất hoạt động bề mặt và glycol (những chất tăng quá trình thấm qua da). Mặc dù mật độ khuy ếch tán qua con đường này xấp xĩ 0,1% tổng bề mặt da nhưng nó lại là con đường dẫn truyền chình cho các phân tử tích điện và phân tử phân cực lớn [2].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT TRÁI CHANH dây để PHỐI LIỆU mặt nạ DƯỠNG DA (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w