Mỹ phẩm chăm sóc da

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT TRÁI CHANH dây để PHỐI LIỆU mặt nạ DƯỠNG DA (Trang 32 - 33)

Theo cách hiểu thơng thường mỹ phẩm là các sản phẩm dùng ngồi da, chăm sóc cơ thể. Được sử dụng với mục đích chính là làm đẹp. Mỹ phẩm có tên tiếng Pháp là Cosmétiques, tiếng Anh là Cosmetics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Kosmein có nghĩa là làm đẹp. Từ ngàn xưa, nhu cầu làm đẹp của con người đã xuất hiện và không ngừng phát triển. Mỹ phẩm được con người sáng tạo ra nhầm phục vụ nhu cầu làm đẹp tất yếu đó. Mỹ phẩm lúc này chủ yếu được chế tạo thô sơ và mang tính chất cá nhân từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Mặc dù cách chế tạo khác hoàn toàn so với hiện nay mỹ phẩm đã vô cùng đa dạng phong phú như: màu mắt, son môi, nước hoa, phấn trắng.

1.3.1 Thực trạng sử dụng mỹ phẩm

1.3.1.1 Trên thế giới

Trên thế giới, thị trường mỹ phẩm đã sớm hình thành và phát triển mạnh mẽ. Anh và Pháp là 2 quốc gia có nền công nghiệp mỹ phẩm lâu đời và không ngừng phát triển. Thị trường mỹ phẩm chưa bao giờ hết sơi động kể từ khi nó ra đời và phát triển. Cùng với sự phát triển của thế giới hiện đại mỹ phẩm ngày nay được sản xuất trên những dây chuyền hiện đại, nguyên liệu chọn lọc với các tiêu chuẩn khắc khe hơn. Công nghiệp mỹ phẩm được thực hiện trong những phịng thí nghiệm tối tân, quy tụ các chuyên viên của nhiều ngành (hóa học, sinh học, y học, vật lý học, dược học,...) và được trang bị những máy mọc hịện đại nhất: máy phân tích hình ảnh, máy siêu âm, máy cộng hưởng từ hạt nhân.

Việc nuôi cấy được da người trong phịng thí nghiệm (da nhân tạo sống) góp phần quan trọng vào sự tiến triển của ngành mỹ phẩm: mỹ phẩm thử nghiệm sẽ được bôi lên da nhân tạo rồi sẽ được khảo sát nhanh chóng tác dụng trên da, tính thấm, tính độc hại, mà khơng cần phải thử nghiệm trên da người bình thường mất nhiều thời gian. Ngành mỹ phẩm đã trở nên một ngành khoa học được giảng dạy trong các trường đại học và viện nghiên cứu mỹ phẩm.

Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, có lịch sử phát triển lâu đời như: Nivea, Cleopatra, Olay, Lancome, Biore, Lux. không ngừng nghiên cứu các hoạt chất tự nhiên đưa vào các sản phẩm nổi tiếng của mình.

1.3.1.2 Tại Việt Nam

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thu nhập của người dân dần được cải thiện nên nhu cầu chăm sóc bản thân càng được nâng cao. Ngoại hình là mối quan tâm hàng đầu của cả hai giới, do đó mỹ phẩm dần có được chỗ đứng quan trọng trong các mặt hàng tiêu dùng cá nhân. Ngày nay, mỹ phẩm trở thành một sản phẩm không thể thiếu của tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và tầng lớp khác nhau. Theo nhìn nhận của một số chuyên gia, thị trường mỹ phẩm Việt Nam phát triển nhanh và sẽ còn phát triển vượt bậc trong những năm tiếp theo.

Là thị trường mới và tìm năng, các công ty mỹ phẩm nước ngoài tràn vào Việt Nam, tấn công thị trường Việt trong hai phân khúc chính là: cao c ấp và trung cấp, các hãng mỹ phẩm thế giời chiếm lĩnh thị phần cao và lấn át các hãng mỹ phẩm Việt Nam.

Đến nay, thị trường mỹ phẩm Việt có đầy đủ các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây thử thách cho các công ty nhỏ trong nước hiện nay.

Ở Việt Nam, thị trường mỹ phẩm xuất hiện muộn hơn và không phát triển như các nước phương Tây. Thị trường mỹ phẩm Việt tràn ngập các mặt hàng nhập khẩu nước ngoài. Ba phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân mỹ phẩm nước ngoài đều chiếm ưu thế. Nhiều cơ sở, xí nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước được thành lập, tuy nhiên sản phẩm cịn ít và chất lượng chưa cao. Một số cơ sở sản xuất mỹ phẩm ra đời và sản xuất các mặt hàng chăm sóc cá nhân như: dầu gội, xà bơng tắm, kem dưỡng da... Cơ sở mỹ phẩm Lan Hảo được thành lập năm 1959 đến nay đã trở thành một trong những hãng mỹ phẩm lâu đời và phát triển tại Việt Nam. Trở thành nhà cung cấp mỹ phẩm Việt có chất lượng cho thị trường nội địa và nước ngoài.

Nền kinh tế phát triển, Nhà nước có nhiều chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài vào hoạt động kinh doanh. Thị trường mỹ phẩm cũng theo đó phát triển đa dạng hóa cả về chủng loại và chất lượng. Sản phẩm mỹ phẩm dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, nhu cầu về mỹ phẩm chất lượng ngày càng nhiều. Nhiều công ty mỹ phẩm trong nước được thành lập như: Lan Hảo (Thorakao), Sao Thái Dương, Lana. tấn công vào phân khúc bình dân với ưu thế giá thành và nguyên liệu phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam và Đông Nam Á, sản phẩm của các công ty này dần có chỗ đứng trong thị trường Việt, thậm chí cịn có mặt hàng tấn cơng thị trường các nước lớn như thương hiệu Thorakao của công ty mỹ phẩm Lan Hảo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT TRÁI CHANH dây để PHỐI LIỆU mặt nạ DƯỠNG DA (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w