Cắt dịch kính phối hợp với đai củng mạc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật bong võng mạc trên mắt đã đặt thể thủy tinh nhân tạo (Trang 35 - 37)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC

1.3.2. Cắt dịch kính phối hợp với đai củng mạc

1.3.2.1. Nguyên lý

Trong nhiều trƣờng hợp, đai củng mạc đƣợc phối hợp với cắt dịch kính để điều trị các vết rách võng mạctốt hơn và giảm bớt mức độ co kéo của dịch kính vào võng mạc.

1.3.2.2. Áp dụng

Đai củng mạc thƣờng đƣợc tiến hành phối hợp với cắt dịch kính trong các trƣờng hợp:

- Bệnh nhân mắccác hội chứng bất thƣờng củadịch kính (nhƣ hội chứng Stickler với những bất thƣờng tại bề mặt dịch kính võng mạc gây nguy cơ bong võng mạc tái phát).

- Bệnh nhân cóvết rách to bất thƣờnghoặc rất nhiều vết rách.

- Bệnh nhâncó sự bám dính bất thƣờng của dịch kính vào võng mạc. - Bệnh nhân có các bệnh lý võng mạc chu biên nặng (nhƣ thối hóa rào nặng)

- Bệnh nhân có tăng sinh dịch kính võng mạc nặng (nhất là có tăng sinh dịch kính-võng mạc phía trƣớc).

1.3.2.3. Kết quả

Theo nghiên cứu của Stangos, tỷ lệ võng mạc áp ngay lần đầu của phẫu thuật cắt dịch kính phốihợp với đai củng mạc điều trị bong võng mạc trên các mắt đã đặt TTTNT là 92% [68].

Bartz-Schmidt tiến hành cắt dịch kính phối hợp đai củng mạc trên 31

mắt đã đặt TTTNT bị bong võng mạc và đạt kết quả võng mạc áp ngay lần đầu là 94%, võng mạc áp sau can thiệp thêm là 100% với thị lực trung bình

sau 6 tuần là 20/100. Nguyên nhân thất bại thƣờng gặp trong nghiên cứu là

tăng sinh dịch kính-võng mạc và xuất hiện vết rách mới. Tác giả cũng ghi

nhận biến chứng sau phẫu thuật thƣờng gặp nhất là tăng nhãn áp. Ngồi ra,

cịn có các biến chứng khác là màng trƣớc võng mạc, lệch TTTNT…[69].

Pournanas tiến hành cắt dịch kính phối hợp đai củng mạc trên 24 mắt đã đặt TTTNT bị bong võng mạc và đạt tỷ lệ võng mạc áp ngay lần đầu là 91,7%, võng mạc áp sau can thiệp thêm là 100% với 91,7% các mắt có thị lực từ 20/200 trở lên. Tác giả nhận thấy chỉ số khúc xạ trung bình sau phẫu thuật của nhóm mắt đƣợc cắt dịch kính phối hợp với đai củng mạc là -3,0D so với nhóm cắt dịch kính là -1,6D, tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân thất bại thƣờng gặp trong nghiên cứu là tăng sinhdịch kính-

võng mạc và điều trị vết rách không hiệu quả. Biến chứng sau phẫu thuật thƣờng gặp nhất trong nghiên cứu của Pournanas là tăng nhãn áp do ấn độn nội nhãn và do thay đổi cấu trúc tiền phòng [65].

Sikander tiến hành cắt dịch kính phối hợp đai củng mạc trên 23 mắt đã đặt TTTNT bị bong võng mạc và đạt tỷ lệvõng mạc áp ngay lần đầu là 52,1% với 62% các mắt có thị lực từ 20/200 trở lên. Nguyên nhân thất bại thƣờng gặp nhấttrong nghiên cứu là tăng sinh dịch kính-võng mạc [70].

26

Hình 1.10. Cắt dịch kính phối hợp đai củng mạc điều trị bong võng mạc [71]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật bong võng mạc trên mắt đã đặt thể thủy tinh nhân tạo (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)