Mổ áp võng mạc bằng khí nở nội nhãn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật bong võng mạc trên mắt đã đặt thể thủy tinh nhân tạo (Trang 39 - 41)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC

1.3.4. Mổ áp võng mạc bằng khí nở nội nhãn

1.3.4.1. Nguyên lý

Mổ áp võng mạc bằng khí nở bao gồm việc làm võng mạc áp lại bằng

cách tiêm khí nở nội nhãn và sau đó tạo sẹo dính hắc-võng mạc quanh vết rách võng mạc. Khí nở nội nhãn đóng tạm thời vết rách võng mạc làm tắc nghẽn dịng dịch đi từ buồng dịch kính xuống dƣới võng mạc. Dịch dƣới võng mạc không đƣợc bổ sung sẽ đƣợc lớp biểu mô sắc tố hấp thụ. Khi khí nở tiêu hết thìvết rách võng mạc đƣợc lạnh đơng đãcó sẹo dính.

1.3.4.2. Áp dụng

Do tỷ lệ thành cơng thấp hơn phƣơng pháp cắt dịch kính và đai hoặc độn củng mạc, phƣơng pháp mổ áp võng mạc bằng khí nở thƣờng khơng đƣợc coi là lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công dao động và phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn bệnh nhân trƣớc phẫu thuật. Do đó, nhiều tác giả vẫn sử dụng phƣơng pháp này.

Tƣơng tự nhƣ đai và độn củng mạc, mổ áp võng mạc bằng khí nở trên các mắt đã đặt TTTNT cũng thƣờng gặp khó khăn trong việc quan sát đáy mắt. Mặt khác,bóng khí nở nội nhãn có thể đẩy lệch TTTNT.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nằm đúng tƣ thế nhằm giữ cho bóng khí ép đúng vào vết rách võng mạc trong thời gian hình thành sẹo lạnh đơng. Các vết rách ở gần vị trí 12h, 3h và 9h thƣờng giúp bệnh nhân có tƣ thế hậu phẫu tƣơng đối thoải mái. Trong khi các vết rách ở vị trí khác thƣờng buộc bệnh nhân phải nghiêng đầu.

Ngồi ƣu điểm nhẹ nhàng cho bệnh nhân, ít gây biến chứng nặng đối với nhãn cầu và cho kết quả thị lực tốt, phƣơng pháp mổ áp võng mạc bằng khí nở nội nhãn cịn khá rẻ tiền với chi phí chỉ khoảng 1/7 của các phƣơng

pháp khác [59].

1.3.4.3. Kết quả

Theo các nghiên cứu của Tornambe và Chen, tỷ lệ võng mạc áp ngay

trong lần đầu mổ áp võng mạc bằng khí nở nội nhãn là từ 36% đến 70%

[59],[60].

Mặc dù tỷ lệ thành công về mặt giải phẫu của phƣơng pháp này thấp hơn các phƣơng pháp khác, nhƣng nhiều tác giả ghi nhận nếu võng mạc áp thì thị lực sau mổ khá tốt. Tornambe nhận thấynếu bệnh nhân đƣợc mổ ápvõng mạc bằng khí nở khi hồng điểm bong chƣa q hai tuần thì sau 2 năm, có khoảng 90% bệnh nhân đạt thị lực từ 20/50 trở lên. Theo Tornambe thì kết quảnày tốt hơn kết quả thị lực của cả đaihoặcđộn củng mạc và cắt dịch kính [59].

Cũng theo Tornambe, nếu phƣơng pháp này thất bại, chúng ta vẫn còn nguyên cơ hội để tiến hành phẫu thuật lần hai nhƣ cắt dịch kính... Tuy nhiên,

phẫu thuật viên phải theo dõi sát bệnh nhân và phẫu thuật lại kịp thời trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày. Nếu phẫu thuật lại muộn hơn, phẫu thuật viên thƣờng phải đối mặt với tình trạng tăng sinh dịch kính-võng mạc [59].

30

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật bong võng mạc trên mắt đã đặt thể thủy tinh nhân tạo (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)