Đai và độn củng mạc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật bong võng mạc trên mắt đã đặt thể thủy tinh nhân tạo (Trang 37 - 39)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BONG VÕNG MẠC

1.3.3. Đai và độn củng mạc

1.3.3.1. Nguyên lý

Nguyên lý của đai và độn củng mạc đƣợc Gonin nêu ra là nhằm đóng vĩnh viễn các vết rách võng mạc để ngăn dòng dịch đi qua vết rách võng mạc vào khoang dƣới võng mạc. Lƣợng dịch dƣới võng mạc còn lại sẽ đƣợc lớp biểu mô sắc tố và hắc mạc hấp thụ [1].

1.3.3.2. Áp dụng

Trở ngại lớn nhất khi tiến hành đai và độn trên những mắt đã đặt TTTNT là việc khó quan sát tồn bộ võng mạc chu biên nên không thể phát hiện vết

rách hoặc bỏ sótvết rách võng mạc.

Chất liệu ấn độn quanh nhãn cầu làm tăng nguy cơ phản ứng viêm, khô

mắt, nhìn đơi… Bên cạnh đó, đai hoặc độn củng mạc gây ra thay đổi khúc xạ

sau phẫu thuật. Do đó, ngày càng ít phẫu thuật viên chọn đai và độn củng mạc là phẫu thuật đầu tay để điều trị bong võng mạc trên mắt đã đặt TTTNT.

Tuy vậy, những ƣu điểm của phƣơng pháp này vẫn đƣợc thừa nhận rộng

rãi. Đai và độn củng mạc là các phƣơng pháp ít tác động đến mơi trƣờng nội nhãn, ít tốn kém và khơng địi hỏi nhiều phƣơng tiện máy móc nên có thể áp dụng rộng rãi.

Sự thành công của phƣơng pháp này phụ thuộc vào việc tìm đƣợc và

điều trị hiệu quả các vết ráchvõng mạc. Nhiều tác giả khuyến cáo nên đặt đai củng mạc để vừa đóng vết rách vừa nâng đỡ nền dịch kính nhằm tránh bong

tái phát do các vết rách mới.

1.3.3.3. Kết quả

Yoshida tiến hành phẫu thuật đai củng mạc cho 376 mắt của 361 bệnh nhân đã phẫu thuật thể thủy tinh bị bong võng mạc. Tác giả ghi nhận tỷ lệ võng mạc áp ngay lần đầu là 68%, tỷ lệ áp sau khi can thiệp thêm là 93% với 39,1% các mắt có thị lực từ 6/60 trở lên. Tác giả ghi nhậnxuất huyết dịch kính,

vết rách quá to hoặc quá sâu, bong võng mạc tồn bộ hoặc có tăng sinh dịch

kính-võng mạc là các yếu tố tiên lƣợng nặng [4].

Ahmadieh tiến hành so sánh hiệu quả của hai phƣơng pháp đai củng mạc và cắt dịch kính trên các mắt đã đặt TTTNT bị bong võng mạc. Tác giả ghi nhận tỷ lệ võng mạc áp ngay lần đầu của hai phƣơng pháp khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (tỷ lệ võng mạc áp tại thời điểm 6 tháng tƣơng ứng là

68,2% và 62,6%). Tỷ lệ võng mạc áp sau khi can thiệp thêm của hai nhóm là 85% và 92%. Kết quả thị lực của hai nhóm cũng khơng khác biệt với tỷ lệ các mắt có thị lực từ 20/200 trở lên lần lƣợt là: 66,3% và 64,5%. Ahmadieh cũng ghi nhận tỷ lệ các biến chứng nhƣ phù hoàng điểm, bong hắc mạc, màng trƣớc võng mạc…giữa hai nhóm cũng khơng khác biệt [72].

Byanju tiến hành phẫu thuật đai củng mạc cho 46 mắt đã phẫu thuật thể thủy tinh bị bong võng mạc. Tác giả ghi nhận tỷ lệ võng mạc áp ngay lần đầu là 86,9% với 39,1% các mắt có thị lực từ 6/60 trở lên. Nguyên nhân thất bại thƣờng gặp nhất trong nghiên cứu là bỏ sót các vết rách và đặt đai lệch vị trí.

Các biến chứng sau phẫu thuật thƣờng gặp là phù hoàng điểm, tồn đọng dịch dƣới võng mạc, màng trƣớc võng mạc, thải loại đai…[13].

28

Hình 1.11. Đai củng mạc điều trị bong võng mạc [73]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật bong võng mạc trên mắt đã đặt thể thủy tinh nhân tạo (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)