TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BONG VÕNG MẠC TRÊN MẮT ĐÃ ĐẶT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật bong võng mạc trên mắt đã đặt thể thủy tinh nhân tạo (Trang 41 - 44)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BONG VÕNG MẠC TRÊN MẮT ĐÃ ĐẶT

ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, đã có rất nhiều tác giả tiến hành các nghiên cứu nhằm tìm hiểu về dịch tễ học, cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng bong võng mạc trên

mắt đã đặt TTTNT và hiệu quả của phẫu thuật điều trị bong võng mạc trên mắt đã đặt TTTNT.

Nghiên cứu của Lois (2003) ghi nhận tần suất bong võng mạc nguyên

phát sau mổ thể thủy tinh từ 0,6-1,7% [1]. Các nghiên cứu của Javitt

(1992)[7], Powel ((1995)[5], Tuft (2006)[27], Mitry (2010) [6] về dịch tễ học cũng giúp xác định các yếu tố nguy cơ của bong võng mạc sau phẫu thuậtthể thủy tinh là giới nam, tuổi trẻ, trục nhãn cầu dài trên 25mm, có thối hóa võng mạc chu biên, có biến chứng rách bao sau và thoát dịch kính trong phẫu thuật… Các nghiên cứu của Javitt (1992) và Boberg-Ans (2003) đều cho thấy nguy cơ bong võng mạc tăng lên sau mở bao sau bằng laser YAG [7],[26].

Nghiên cứu về hóa sinh của Osterlin cho thấy sự suy giảm rõ ràng nồng độ acid hyaluronic trong dịch kính ở mắt đã đƣợc lấy thể thủy tinh

[19]. Nghiên cứu của Neal (2005) phát hiện độ quánh và kích thƣớc của các phân tử protein ở mắt đã phẫu thuật thể thủy tinh thấp hơn ở mắt còn thể thủy tinh [9]. Nghiên cứu của Mirshahi (2009) cho thấy hiện tƣợng bong dịch kính sau xảy ra phổ biến sau phẫu thuật thể thủy tinh [20]. Các

nghiên cứu của Foos (1972) và Mc Donnell (1985) trên mắt tử thi cũng ghi nhận hiện tƣợng trên [21],[22].

Các nghiên cứu của Ashrafzadeh (1973) và Wilkinson (2000) cho thấy bong võng mạc trên mắt đã phẫu thuật thể thủy tinh thƣờng có diện tích bong

rộng [2],[35]. Các nghiên cứu của Szijarto (2007) và Acar (2008) cho thấy các mắt này thƣờng có tỷ lệ bong hồng điểm khá cao [3],[40]. Các tác giả

Yoshida (1992) và Hermann (2011) nhận thấy bong võng mạc sau phẫu thuật thể thủy tinh thƣờng có vết rách võng mạc nhỏ và nằm ở chu biên [4],[34].

Nghiên cứu của Everett (1968)[45] và Bo (2004)[12] nhận thấy vết rách hình móng ngựa có nắp đơn độc là hình thái hay gặp nhất. Các tác giả Yoshida (1992), Greven (1992) và Girard (1994) ghi nhận tỷ lệ tăng sinh dịch kính-

võng mạc khá cao trên các mắt bong võng mạc sau phẫu thuật thể thủy tinh

[4],[31],[47].

Các nghiên cứu về phẫu thuật điều trị bong võng mạc trên mắt đã đặt TTTNT đƣợc tiến hành rộng rãi. Các nghiên cứu của Campo (1999) và Speicher (2000) về phẫu thuật cắt dịch kính trên các mắt đã đặt TTTNT bị bong võng mạc cho tỷ lệ thành công từ 88% đến 94% [62],[63]. Các nghiên

cứu của Bartz-Schmidt (1995)[69] và Stangos (2004)[68] về cắt dịch kính phối hợp với đai củng mạc. Nghiên cứu của Pournanas so sánh kết quả giữa nhóm cắt dịch kính và nhóm cắt dịch kính phối hợp đai củng mạc [65]. Các

nghiên cứu của Yoshida (1992) và Byanju (2011) tiến hành phẫu thuật đai củng mạc cho bệnh nhân đã phẫu thuật thể thủy tinh bị bong võng mạc. Các tác giả ghi nhận tỷ lệ võng mạc áp ngay lần đầu là 68% đến 86,9% [4],[13].

Nghiên cứu của Ahmadieh (2005) tiến hành nhằm so sánh hiệu quả của hai phƣơng pháp đai củng mạc và cắt dịch kính. Tác giả ghi nhận tỷ lệ võng mạc áp ngay lần đầu của hai phƣơng pháp khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê [72]. Các nghiên cứu của Tornambe (1997) và Chen (1988) áp dụng mổ áp võng mạc bằng khí nở nội nhãn điều bong võng mạc trên các mắt đã đặt

32

1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, phẫu thuật ấn độn củng mạc bằng cuống rốn đƣợc tiến hành từ những năm 1970, phẫu thuật cắt dịch kính đƣợc tiến hành từ năm 1990. Cùng lúc đó, nhiều nghiên cứu về bong võng mạc đƣợc tiến hành nhƣ nghiên cứu phẫu thuật bong võng mạc của các tác giả Cù Nhẫn Nại, Đỗ Nhƣ Hơn [74], nghiên cứu về bong võng mạc trên mắt đục thể thủy tinh của tác giả Nguyễn Vũ Minh Thủy [75], nghiên cứu về sử dụng dầu silicon trong phẫu thuật bong võng mạc của tác giả Đặng Trần Đạt [76], nghiên cứu về bong võng mạc tái phát của tác giả Bùi Hữu Quang [77]…

Phẫu thuật thể thủy tinh đƣợc áp dụng tại Việt Nam từ giữa những năm 1990 và dần đƣợc phổ biến rộng rãi, do đó biến chứng bong võng mạc

sau phẫu thuật đƣợc phát hiện ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào về bong võng mạc trên mắt đã đặt TTTNT đƣợc tiến hành tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật bong võng mạc trên mắt đã đặt thể thủy tinh nhân tạo (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)