CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
2.3. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
2.3.6. Đánh giá kết quả nghiên cứu
2.3.6.1. Đánh giá kết quả của hai loại bóng.
Mức độ 1: Làm chín muồi (mềm, mở) CTC thành công hay thất bại.
Thành công: thăm khám CTC ngay sau tháo bóng (hoặc bóng tự tụt) thấy CTC mở≥ 3cm.
Thất bại: Không làm mềm và mở được CTC theo tiêu chuẩn của
phương pháp, gồm có:
+ CTC mở < 3cm ngay sau khi tháo bóng (hoặc bóng tự tụt).
+ Phải tháo bóng đột xuất vì chuyển dạ diễn biến bất thường: tim thai suy, dọa vỡ tử cung, nhiễm khuẩn, sa dây rốn…
Mức độ 2: Kết quả cuộc đẻ và những tai biến có thể gặp ở hai nhóm nghiên cứu.
Kết quả gây chuyển dạ gồm:
- Tỷ lệ đẻđường âm đạo, tỷ lệ mổ lấy thai.
- Thời gian trung bình từkhi đặt bóng đến khi đẻ. Những tai biến có thể gặp khi sử dụng bóng. - Với sản phụ: nhiễm khuẩn toàn thân, rách CTC.
- Những tai biến với trẻ sơ sinh: hội chứng hít phân su, ngạt (chỉ số
Apgar phút 5 trẻsơ sinh dưới 7 điểm), trẻ phải chăm sóc hồi sức đặc biệt.
2.3.6.2. Những yếu tốảnh hưởng đến kết quả của hai loại bóng.
- Chỉ số Bishop CTC: sản phụ có chỉ số Bishop CTC càng thấp thì khả năng làm chín muồi CTC thành cơng càng ít.
- Tuổi sản phụ: sản phụ càng lớn tuổi thì khảnăng chín muồi CTC càng thấp. - Chỉ số khối cơ thể của sản phụ (BMI): GCD ở những sản phụ béo phì
khó thành cơng hơn ở những sản phụ có cân nặng bình thường.
- Số lần sinh: GCD ở những sản phụ sinh con so thường cho kết quả
- Trọng lượng thai theo siêu âm: GCD ở những trường hợp nghi ngờ thai to > 3500gr sẽ khó thành cơng hơn so với những trường hợp trọng lượng thai trong giới hạn bình thường.
- Chiều dài CTC qua siêu âm đầu dò đường bụng trước khi GCD: Kết quả GCD ở những trường hợp có chiều dài CTC > 3cm sẽ không thu được kết quả đẻđường âm đạo cao bằng những trường hợp dài CTC ≤ 3cm.