CHỦ ĐỀ: SÁNG TẠO VỚI ĐỒ VẬT (3 TIẾT)

Một phần của tài liệu Giao An (Trang 41 - 45)

e. Giao tiếp, nhận xét:

CHỦ ĐỀ: SÁNG TẠO VỚI ĐỒ VẬT (3 TIẾT)

Bài 29: Vẽ tranh tĩnh vật (Lọ hoa và quả)

Bài 13: Trang trí cái bát. Bài 30: Vẽ cái ấm pha trà

Tiết 1: Vẽ đồ vật trong nhà: Bát, ấm, lọ..(Tưởng tượng)

Tiết 2: Tạo ngân hàng hình ảnh. Tiết 3: Trưng bày gian hàng đồ vật- nhận xét

I. Mục tiêu:

HS hiểu được sự đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em

HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật để vẽ được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận.

Phát triển khả năng tạo hình của các cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Tranh biểu cảm lọ hoa, chậu cảnh, lọ hoa thật.. -Giấy A4, bảng kê, bút chì…

2. Học sinh:

-Giấy A4, bảng kê, bút chì, keo dán…

III. Thực hiên:

1.Tiết 1: Vẽ đồ vật trong nhà: Bát, ấm, lọ...(tưởng tượng)

Mục tiêu Kết quả

GV khuyến khích học sinh:

-Biết cách quan sát, ghi nhớ nét đặc trưng

hình dáng của cái bát, ấm, lọ hoa... - Phát triển khả năng kết hợp mắt và tay. - Làm việc tập trung yên lặng.

-Chia sẻ kinh nghiệm từ ý kiến cá nhân.

-Hiểu biết nhiều hơn về màu sắc, đường nét.

-Phát huy trí tưởng tượng của mình

Cuối hoạt động này HS có khả năng

- Tập trung vào quan sát đường nét của cái bát, ấm, lọ hoa...

- Vẽ được hình trên sự kết hợp tay và mắt.

-Làm việc theo nhóm, cặp hiệu quả. -Biểu đạt được kinh nghiệm và ý kiến của bản thân.

-Biết biểu đạt về hình mảng, màu sắc và đường nét biểu cảm thônng qua âm nhạc.

-Chọn được họa tiết từ một phần của bức tranh

- Ổn định

a.Trải nghiệm

-GV cho HS quan sát một số cái bát, ấm, lọ hoa... và vẽ biểu cảm.

-Giới thiệu khái quát về vẽ biểu cảm: Quan sát tập trung kết hợp tay và mắt (Khơng nhìn giấy khi vẽ). Mắt nhìn tới bộ phận nào của mẫu tay vẽ theo các đường nét thể hiện trên giấy.

-Mục đích vẽ biểu cảm khơng vẽ giống mẫu mà ghi nhớ truyền cảm xúc qua tay thể hiện lên giấy.

*Cho học sinh quan sát cái bát, ấm, lọ hoa...

+ Em quan sát đường nét bộ phận nào? + Đường nét các bộ phận như thế nào? + Đường nét đi từ đâu đến đâu?

+ Đường nét miệng gặp cổ ở đâu? + Họa tiết nằm bộ phận nào, hình gì?

*Cho HS thực hiện về các đường nét biểu cảm.

*GV gợi ý HS trưng bày sản phẩm và gợi ý thảo luận về các đường nét biểu cảm: +Chúng ta vừa làm gì? Các em có thích hoạt động này khơng? Tại sao?

+Em thấy mình vẽ có giống mẫu khơng? +Em nhận thấy hình ảnh gì trong bức tranh? +Bức tranh nào vẽ có tính biểu cảm nhất? *GV chốt lại ý.

-Củng cố tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết 2. -Nhận xét và kết thúc tiết 1.

2.Tiết 2: Tạo ngân hàng hình ảnh.

Mục tiêu Kết quả

GV khuyến khích HS:

-Lựa chọn bức vẽ phù hợp với biểu cảm mà các em muốn thể hiện.

-Vẽ được màu sắc cho bức tranh để tăng tính biểu cảm.

Cuối hoạt động này HS có khả năng:

-Biểu đạt được kinh nghiệm và ý kiến của bản thân.

-Biết biểu đạt về hình mảng, màu sắc và đường nét biểu cảm thônng qua âm nhạc.

-Chọn được họa tiết từ một phần của bức tranh

- Ổn định( 2 phút) - Kiểm tra DCHT

b. Kỹ thuật và kỹ năng sáng tạo

*Lựa chọn, sắp xếp hình ảnh tạo ngân hàng họa tiết.

-GV gợi mở nội dung tranh về các dạng họa tiết: hoa, lá, con vật...

-GV khuyến khích HS tư duy về họa tiết, tưởng tượng ra nhiều dạng họa tiết từ bức tranh.

*Câu hỏi gợi mở:

+Em liên tưởng đến hình gì trong bức tranh?

+Em muốn thể hiện điều gì trong bức gì trong bức tranh?

+Hình ảnh trong tranh có theo những gì em muốn thể hiện khơng?

+Trong bức vẽ khơng nhìn thấy của mình, em có muốn thêm hay bớt những đường nét gì khơng? Vì sao?

c.Năng lực biểu đạt

*Hướng dẫn các nhóm trang trí sản phẩm của mình.

-GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.

-Quan sát, hướng dẫn HS thực hành.

-GV gợi ý cho HS cah1 vẽ hình nhưng cố gắng giữ lại các nét ban đầu. -Hướng dẫn HS cách sử dụng khung hình để có bố cục bức tranh.

-Gợi mở HS tự sáng tạo sản phẩm và ứng dụng trang trí vào sản phẩm một cách phù hợp tùy theo khả năng của mình bằng nhiều chất liệu khác nhau (vẽ, xé dán, nặn...).

-GV có thể cho HS chia nhóm để vẽ, xé dán, nặn, tạo hình từ các vật liệu tìm được.

-GV hỗ trợ HS trong suốt quá trình.

*Câu hỏi gợi mở:

+Em muốn tạo ra sản phẩm gì?

+Trong khung hình đã chọn, em muốn giữ lại và lượt đi những chi tiết nào? Tại sao?

*GV chốt lại ý.

-Củng cố tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết 4. -Nhận xét và kết thúc tiết 3.

3.Tiết 3: Trưng bày gian hàng đồ vật - nhận xét -Ổn định tổ chức (1-2 phút)

-Kiểm tra dụng cụ học vẽ của HS.

Mục tiêu Kết quả

GV khuyến khích HS:

-Phân tích và suy nghĩ về những biểu cảm mà mình vừa tạo ra. -Phát triển khả năng mĩ thuật thông qua khả năng hội thoại. -Hiểu tầm quan trọng của việc chia sẻ tác phẩm với người khác.

Cuối hoạt động này HS có khả năng:

-Phân tích và đánh giá tác phẩm dựa trên mục đích và mục tiêu đã định.

-Giải thích lí do lựa chọn và ý kiến đánh giá của mình.

-Triễn lãm tác phẩm theo cách vẽ riêng với mục đích chia sẻ với người khác về cách biểu đạt của riêng mình.

d. Phân tích, diễn giải:

-Gợi ý HS: Ở tiết học trước HS đã sáng tạo đồ vật của mình, hơm nay chúng ta tiếp tục hoạt động tiếp theo trưng bày và phân tích, đánh giá sản phẩm.

*HS trình bày sản phẩm nhóm mình.

-GV gợi ý các nhóm sẽ thuyết trình bằng những câu hỏi: +Sản phẩm của các bạn là gì?

+Sản phẩm được trang trí những họa tiết gì? Thuộc gam màu gì? Em thấy chúng như thế nào?

+Em có hài lịng với các sản phẩm này khơng? Vì sao?

e. Giao tiếp, nhận xét:

-GV gợi ý HS giáo tiếp và nhận xét sản phẩm bằng một số gợi ý: +Em có nhận xét gì về sản phẩm trên?

+Em đã học được gì từ sản phẩm của bạn?

-Sau khi nhóm trình bày, biểu diễn GV sẽ khuyến khích sự giao lưu, trao đổi, nhận xét về tác phẩm của mỗi nhóm. Những điểm đạt được và chưa, tính tuyên truyền, giáo dục, ý nghĩa của sản phẩm.

+Em sẽ sử dụng các sản phẩm như thế nào?

-Các nhóm tiến hành trao đổi, nhận xét, phản hồi và rút kinh nghiệm.

*GV chốt lại ý.

-Củng cố tiết học, dặn HS chuẩn bị chủ đề "Thường thức va trải nghiệm cùng tác phẩm mĩ thuật".

Tuần 32 - 35

Quy trình giáo dục Mĩ Thuật 3

Một phần của tài liệu Giao An (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w