Nhóm nguyên nhân gây liệt DTKVN mắc phải

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây liệt dây thần kinh vận nhãn và kết quả điều trị liệt dây thần kinh IV (Trang 89 - 91)

Nguyên nhân Tác giả CT Bệnh mạch U NN khác Vô căn Rucker C.W [6] (1966) 46,2 16,6 5,5 11,2 20,5 Rush J.A [31] (1981) 19,7 15,3 13,8 0 51,2 V.T.B.Thủy [30] (2011) 38,8 18,5 2,9 10,6 29,2 Ho.T.H [33] (2013) 33,7 35,2 9,2 0 21,9 Kiyong Kim [107 ] (2018) 8,5 54,9 5,9 0,6 28,1 T.T.C.Quý (2018) 42,1 23,3 9,2 8,8 16,6

Ho T.H [33] báo cáo bệnh mạch máu là nguyên nhân phổ biến nhất (35,2%) tại Đài Loan, ở quốc gia này tỷ lệ liệt do chấn thương đã từng đứng đầu trong nhiều năm, sau khi luật pháp năm 1997 thay đổi, bắt buộc người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm đã làm giảm đáng kể tỷ lệ chấn thương đầu và theo đó liệt DTKVN do chấn thương cũng giảm. Kết quả của Tiffin [71] lại cho thấy các trường hợp liệt vô căn (35%) là phổ biến nhất. Trong các nghiên cứu liên quan đến dân số Hàn Quốc, Lee J [110] đã báo cáo 48,9% là chấn thương, trong khi ở Đài Loan, Ho T.H [33] báo cáo tỷ lệ nguyên nhân liệt cao nhất lại thuộc về bệnh mạch máu với 35,2%. Nghiên cứu của Kiyong Kim [107] cũng thấy bệnh mạch máu là cao nhất với 54, 9%. Sự khác biệt này có lẽ do đặc điểm BN, mơ hình bệnh tật, xã hội, thiết bị chẩn đốn và tiêu chí phân loại. Ví dụ: tỷ lệ bệnh mạch khá cao trong kết quả của Kiyong Kim là do đã có 87,5% BN trong nhóm mạch máu được phát hiện có tổn thương vi mạch do thiếu máu cục bộ với tỷ số nguy hiểm là OR = 3,32 thông qua chụp MRI của tất cả các BN thuộc nhóm này.

Bàn luận về nguyên nhân chấn thương

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chấn thương sọ não, hốc mắt là nguyên nhân gây liệt DTKVN nhiều nhất và cao hơn so với một số nước trong khu vực (Hàn Quốc, Thái Lan…). Điều này phản ánh tình trạng chấn thương sọ

não phổ biến ở nước ta, mặt khác khuyến cáo sự cần thiết phải chú ý phát hiện sớm liệt DTKVN ở BN chấn thương vùng đầu mặt để kịp thời điều trị.

Tỷ lệ BN liệt DTKVN là khác nhau ở mỗi hình thái liệt. Liệt dây TK IV do chấn thương thường chiếm tỷ lệ cao nhất, tại nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 55,2%, các dây TK VI, III lần lượt là 43,1% và 36%. Kết quả này phù hợp với nhiều tác giả khác. Đối với liệt phối hợp nhiều dây TK, chấn thương cũng là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 51,9% (bảng 3.4). Điều này một lần nữa cảnh báo về tình trạng phổ biến và mức độ nghiêm trọng của chấn thương ở nước ta, đồng thời cần phát hiện đầy đủ tổn thương ở những BN có chấn thương vùng đầu mặt.

Bàn luận về nguyên nhân mạch máu

Bệnh lý mạch máu đứng thứ hai trong các nhóm nguyên nhân gây liệt DTKVN (23,3%). Vị trí này thấp hơn so với nghiên cứu của Rucker [6], Rush [31] và Richard [1]. Điều này bởi vì chấn thương đang là mối quan ngại lớn do sự gia tăng của nó tại Việt Nam, mặt khác nghiên cứu của chúng tôi chỉ thu thập được các BN khám tại bệnh viện chuyên khoa mắt, cỡ mẫu nhỏ, khoảng thời gian theo dõi ngắn (10 tháng), một số BN khơng đủ điều kiện tài chính để thực hiện thăm khám, theo dõi khi cần thiết...Trong khi đó, nghiên cứu của các tác giả trên tiến hành tại phòng khám đa khoa (Mayo Clinic) phương tiện đầy đủ, với các mẫu lớn từ 1000 - 4275 BN, thời gian dài (trung bình từ 5 đến 10 năm), thời gian cho xác định nguyên nhân thường là 47 tháng.

Bệnh lý mạch máu là nguyên nhân gây liệt dây TK III ở 30,4% BN và 20,6% liệt dây TK VI ( bảng 4.4) bởi các nguyên nhân: đái tháo đường, tăng huyết áp, thơng động mạch cảnh trong xoang hang, phình mạch, thiểu năng hệ động mạch sống nền… Đây là các nguyên nhân liệt DTKVN đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước đây [1],[5],[6],[31] cũng như những nghiên cứu ngày nay [106],[107],[108].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu nguyên nhân gây liệt dây thần kinh vận nhãn và kết quả điều trị liệt dây thần kinh IV (Trang 89 - 91)