Các biện pháp cầm máu trong mổ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi 1 lỗ điều trị các u tuyến thượng thận lành tính (Trang 59 - 61)

Cũng như PTNS thông thường cầm máu là khâu rất quan trọng trong suốt cuộc mổ, nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả của phẫu thuật và độ an toàn cho bệnh nhân. Kết quả của cầm máu phụ thuộc bản chất của khối u, vị trí của u so với mạch máu lớn, kỹ thuật và đặc biệt các phương tiện cầm máu. Đối với những mạch máu lớn việc dùng 1 clip mạch máu là cần thiết, tuy vậy đối với các tạng trong ổ bụng ngồi các mạch máu lớn cịn có các mạch máu nhỏ và hệ thống bạch huyết. Trong quá trình phẫu thuật chúng tơi nhận thấy có các phương pháp cầm máu sau:

- Dao điện đơn cực thông thƣờng: tạo ra nguồn năng lượng làm đơng vón các protein, cầm máu tốt cho mạch máu nhỏ. Ưu điểm dễ thực hiện, chính xác, giá thành phù hợp. Nhược điểm làm tổn thương tại chỗ do nhiệt độ cao, dễ gây thương tổn các tạng lận cận ngồi tầm kiểm sốt [84], tạo nhiều khói nhất là tổ chức ẩm, khơng có tác dụng trong môi trường nước. Nghiên cứu của Brunt [81] trên 527 bệnh nhân, biến chứng do dao điện 1,5%.

- Dao điện lƣỡng cực: sử dụng nguồn năng lượng tần số cao làm đơng vón các tổ chức được đặt giữa hai cực đối nhau trực tiếp. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng so với dao siêu âm cũng không khác nhau nhiều, hơn nữa giá rẻ hơn hẳn [85]. Tuy nhiên nó khơng có tác dụng với mạch máu lớn và tạo khói. Một nhược điểm chính khơng cho phẫu thuật viên nhận biết rõ kết quả phẫu tích mơ, tạng và hiệu quả bóc tách tổ chức cịn hạn chế.

- Dao siêu âm: sử dụng sóng năng lượng siêu âm (khoảng 55.000Hz), cơ chế cầm máu do sóng siêu âm làm biến đổi các protêin lòng mạch tạo thành nút gây tắc lòng mạch máu, cho phép cầm máu đối với mạch máu có kích thước < 3mm. Ưu điểm: hai q trình đốt và cắt có thể thực hiện đồng thời,

khơng gây tổn thương tại chỗ. Khơng sinh khói, hoạt động trong mơi trường

dịch, nước. Đặc biệt năng lượng của nó sinh ra khơng truyền qua cơ thể do vậy rất an tồn khi thực hiện phẫu tích [85]. Tuy nhiên không nên sử dụng dao siêu âm cầm máu tĩnh mạch thượng thận chính vì nguy cơ chảy máu rất cao. Valeri thơng báo 2 trường hợp chảy máu sau mổ có dùng dao siêu âm để cầm máu tĩnh mạch thượng thận chính [86].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Tiến [13] việc cầm máu chủ yếu bằng dao đơn cực và clip titanium. Kết quả nhóm nghiên cứu của tác giả gặp tỷ lệ biến chứng do dao điện là 0%, chảy máu do tuột clip phải chuyển mổ mở là 1,1%.

Kết quả nghiên cứu của tác giả thấy rằng cầm máu khi phẫu tích cắt u tuyến thượng thận qua nội soi là hết sức quan trọng, địi hỏi sự chính xác, tập trung cao độ. Nhóm nghiên cứu đồng ý với nhiều tác giả nên dùng clip để kẹp máu mạch lớn (TMTTC). Sử dụng dao cắt đốt điện, nếu có điều kiện nên dùng dao siêu âm khi phẫu tích. Phải tơn trọng vùng an tồn trên dụng cụ đốt điện.

-Dao ligasure: Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên ra thị trường từ năm 1998, công nghệ hàn mạch Ligasure đã thiết lập các tiêu chuẩn công

nghệ cho hàn mạch máu. Công nghệ này đã được sử dụng trên 10 triệu loại

phẫu thuật trên toàn thế giới và ngày càng được phổ biến rộng rãi ở các trung

tâm ngoại khoa trong nước.

-Công nghệ hàn mạch Ligasure được chứng nhận cho khả năng hàn

mạch với các đặc điểm:

Hàn mạch máu, mạch bạch huyết và bó mơ có đường kính lên đến 7mm.

Sự kết hợp giữa năng lượng sóng cao tần và áp lực giữa hai hàm tạo

nên mối hàn vững chắc có khả năng chịu được mức áp lực gấp 3 lần áp lực

tâm thu thông thường.

Thời gian hàn mạch nhanh: 1-4 giây

Giảm thiểu sử dụng chỉ khâu, clip và các phương pháp cầm máu cơ

học khác

Ưu điểm của Liagasure so với các phương pháp khác:

+ Vết hàn chắc chắn

+ Giảm bóc tách bộc lộ mạch máu

+ Hàn nhiệt lan tỏa < 2mm

+ Không sử dụng vật liệu ngoại thân

+ Không lo tuột clip

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi 1 lỗ điều trị các u tuyến thượng thận lành tính (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)