Hirano và cs [65] báo cáo đầu tiên cắt u tuyến thượng thận sau phúc mạc
vào năm 2005. Sau đó 5 năm, vào năm 2010, Cindolo và cs [67] đã báo cáo ca cắt u tuyến thượng thận trong phúc mạc bằng các dụng cụ của PTNS một lỗ đầu tiên thành công. Trong hơn 5 năm qua, một loạt các trường hợp cắt tuyến thượng thận qua PTNS 1 lỗ đã được báo cáo [65], [67],[71],[72],[73],[79] đều cho thấy tính ưu việt của PTNS 1 lỗ. Năm 2009, Jeong BC và cộng sự [82] có
một nghiên cứu bệnh chứng đối chiếu giữa 9 bệnh nhân được mổ cắt tuyến thượng thận PTNS 1 lỗ để điều trị u tuyến thượng thận lành tính được so sánh với 17 bệnh nhân mổ cắt tuyến thượng thận nội soi thông thường tác giả thấy tương đương giữa 2 phương pháp về thời gian mổ, lượng máu mất, thời gian nằm viện và mức độ biến chứng, và có kết quả thẩm mỹ tốt hơn ở nhóm phẫu thuật nội soi một lỗ. Sau đó năm 2012, trong một nghiên cứu so sánh tương tự
của Lin VC [83] giữa cắt tuyến thượng thận nội soi thông thường và một lỗ trong u thượng thận lành tính với 21 bệnh nhân cho thấy bệnh nhân PTNS 1 lỗ ăn uống được trở lại nhanh hơn (0,18 so với 1 ngày; p < 0,001), thời gian nằm viện ngắn hơn (2 so với 4 ngày; p < 0,001), và giảm nhu cầu thuốc giảm đau sau mổ (0 so với 0.84 mg/kg; p = 0,023) so với bệnh nhân mổ nội soi nhiều lỗ.
Tại VN, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2010 có 9 bệnh nhân u TTT được mổ nội soi 1 lỗ tại bệnh viện Việt Đức được báo cáo bởi Trần Bình Giang [7].
Gần đây trong nghiên cứu khác của tác giả với 36 bệnh nhân thời gian mổ
trung bình là 86,39 phút, thời gian nằm viện là 4,36 ngày. Khơng có tai biến-
biến chứng cũng như thay đổi phương pháp phẫu thuật [8]. Theo Trần Bình
Giang [7], [8] cắt u TTT nội soi một lỗ làkỹ thuật khả thi, có kết quả tốt, mang
lại lợi ích cho người bệnh. Theo tác giả kỹ thuật này cần được thực hiện rộng