CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRẦM CẢ MỞ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
1.3.1 Các nghiên cứu dịch tễ và các yếu tố liên quan đến trầm cả mở bệnh
ĐƯỜNG TÝP 2
1.3.1. Các nghiên cứu dịch tễ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Các nghiên cứu đa quốc gia:
Moussavi và cộng sự (CS), năm 2007, đã tiến hành một Khảo sát Sức khoẻ Thế giới (World Health Survey), ước tính tỷ lệ của trầm cảm (dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10) ở 245404 người thuộc 60 quốc gia từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Kết quả cho thấy trong một năm, tỷ lệ mắc một giai đoạn trầm cảm đơn độc (không kèm bất cứ một bệnh cơ thể mạn tính nào) là 3,2% và tỷ lệ mắc trầm cảm ở người bệnh ĐTĐ là 9,3% [25].
Ali và CS (2006) tổng hợp 10 nghiên cứu có đối chứng với tổng số 51331 người, nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở các đối tượng bị ĐTĐ týp 2 là 17,6% và tỷ lệ này ở các đối tượng không bị ĐTĐ là 9,8%. Các tác giả này còn cho biết tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ (23,8%) cao hơn ở nam giới mắc ĐTĐ (12,8%) [86].
Các nghiên cứu ở châu Âu:
- Alonso – Moran và CS (2014) đã thực hiện một nghiên cứu dựa vào dữ liệu từ chương trình phân tầng dân số của Dịch vụ Sức khoẻ ở Basque – Tây Ban Nha, thu thập được 126894 người ĐTĐ týp 2 và 9,8% số BN này (trong đó 5,2% tổng số BN nam và 15,1% tổng số BN nữ) được chẩn đoán là trầm cảm theo tiêu chuẩn của ICD – 9. Khi phân tích hồi quy tuyến tính, các tác giả nhận thấy giới nữ và tuổi trên 65 có liên quan với trầm cảm. Ngược lại họ không nhận thấy mối liên quan giữa trầm cảm và kiểm soát glucose máu [87].
- Calvin và CS (2015), cũng ở Tây Ban Nha, dùng điểm tới hạn 16 của thang Beck để sàng lọc trầm cảm ở các BN ĐTĐ týp 2 được điều trị tại một cơ sở chăm sóc sức khoẻ. Họ thu được tỷ lệ 32,7% các đối tượng nghiên cứu có điểm thang Beck ≥ 16. Bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, các
tác giả nhận thấy các yếu tố liên quan với trầm cảm bao gồm giới nữ, tình trạng hơn nhân gố vợ/chồng, béo phì, khơng tn thủ thuốc điều trị ĐTĐ, kiểm sốt glucose máu kém và có biến chứng của ĐTĐ [26].
Các nghiên cứu ở châu Á:
- Das và CS (Ấn Độ), năm 2013, tiến hành nghiên cứu cắt ngang, đơn trung tâm, phỏng vấn trực tiếp người bệnh ĐTĐ týp 2 đang điều trị tại khoa ĐTĐ – Bệnh viện và trường đại học Y Burdawan. Đối tượng nghiên cứu từ 18 – 60 tuổi, có chức năng nhận thức tốt và khơng có rối loạn tâm thần trước đó. Họ báo cáo một tỷ lệ 46,15% đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn của Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 4 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – DSM - IV) của Hội Tâm thần học Mỹ, phiên bản nghiên cứu trong đó chủ yếu là trầm cảm mức độ vừa (36,7%) [88].
- Niraula và CS (Nepal), năm 2013, đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang trên 385 BN ĐTĐ týp 2 ở 3 bệnh viện thành thị, nhận thấy 40,3% có trầm cảm với điểm trên thang Beck ≥ 20. Các yếu tố liên quan với trầm cảm được xác định sau khi phân tích đa biến, gồm kiểm sốt glucose máu kém, sử dụng insulin, béo phì và có thu nhập cao [89].
- Sweileh và CS (Palestine), năm 2014, sử dụng thang Beck với điểm tới hạn thấp hơn – 16 điểm – đánh giá 294 BN ĐTĐ týp 2 ở Nablus – Palestine, cho kết quả tỷ lệ trầm cảm là 40,2%; và điều bất ngờ là không ai trong số các BN có biểu hiện trầm cảm này đang được sử dụng thuốc chống trầm cảm. Các tác giả này phân tích đa biến và nhận thấy trầm cảm có liên quan với TĐHV thấp, thất nghiệp, nhiều bệnh cơ thể phối hợp và không tuân thủ thuốc nhưng không liên quan với thời gian mắc ĐTĐ hay kiểm soát glucose máu kém [90].
- Ở Việt Nam: Nguyễn Thị Lý (2014) cũng đánh giá 231 BN ĐTĐ týp
Mai bằng thang PHQ – 9, cho kết quả 16,9% có trầm cảm (mức độ nhẹ chiếm 89,7%; vừa 10,3%; khơng có trầm cảm mức độ nặng và nghiêm trọng). Tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở nữ giới, ở nhóm tuổi 51 – 60, ở các BN mới phát hiện ĐTĐ và chưa được tư vấn điều trị trong phân tích đơn biến [91].