Các nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng của trầm cả mở bệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRẦM CẢ MỞ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO

1.3.2 Các nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng của trầm cả mở bệnh nhân

đái tháo đường týp 2

Do đa phần các nghiên cứu trên thế giới sử dụng các thang đánh giá làm công cụ xác định trầm cảm ở người ĐTĐ týp 2 nên rất hiếm khi đề cập tới đặc điểm biểu hiện các triệu chứng của trầm cảm, ngoại trừ một số ít nghiên cứu chỉ ra các triệu chứng là những lựa chọn hay gặp nhất của người bệnh từ các thang đánh giá như giảm tình dục, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn chán, tự ti, ... [92], [93].

Một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá tiến triển của trầm cảm ở BN ĐTĐ. Lustman và CS (1997) đã theo dõi tiếp trong 5 năm các BN ĐTĐ được phát hiện và điều trị trầm cảm trong 8 tuần. Các tác giả đánh giá sự biểu hiện, mức độ, tần suất và thời gian của các giai đoạn trầm cảm cùng với một sự đánh giá chức năng chung. Họ nhận thấy sự tái diễn hoặc tồn tại dai dẳng của trầm cảm xảy ra ở 92% các BN ĐTĐ với trung bình 4,8 giai đoạn trầm cảm trong 5 năm theo dõi. Khoảng thời gian của giai đoạn trầm cảm dài nhất được ước tính trung bình là 16  4 tháng. Sự lặp lại của trầm cảm điển hình cũng thường gặp và nhanh ở những người đã đạt được sự thuyên giảm trong lúc điều trị ban đầu với 58% bị trầm cảm lại trong vòng 1 năm. Trong thời gian theo dõi, trầm cảm điển hình được xác định ở 64% các BN, và việc kiểm soát glucose máu kém hơn rõ rệt ở nhóm này khi so sánh với những BN ĐTĐ khơng bị trầm cảm. Mức độ nặng của trầm cảm xuất hiện trong 5 năm theo dõi liên quan với sự có mặt của biến chứng thần kinh và với sự thun giảm khơng hồn tồn trong thử nghiệm điều trị ban đầu. Trong mẫu nghiên cứu BN ĐTĐ này, trầm cảm là một tình trạng tái diễn trong rất

nhiều trường hợp và sự đáp ứng ban đầu khơng cho thấy sự kéo dài của giai đoạn khí sắc bình thường. Các nhà nghiên cứu này cho rằng liệu việc duy trì các thuốc chống trầm cảm có lợi ích hay khơng trong việc phịng tái diễn trầm cảm và góp phần kiểm sốt glucose máu trong ĐTĐ tốt hơn vẫn còn cần được nghiên cứu [94].

Fisher và CS (2008) tiến hành một nghiên cứu dài hạn trên 508 BN ĐTĐ týp 2 và đánh giá ở 3 thời điểm (ban đầu, 9 tháng và 18 tháng). Trầm cảm điển hình biểu hiện ở 14,9% các BN ở thời điểm ban đầu và 19,8% ở bất cứ thời điểm đánh giá nào trong q trình nghiên cứu. Chẩn đốn trầm cảm điển hình vẫn giữ nguyên ở 11,6% các BN được chẩn đốn trầm cảm điển hình ở thời điểm ban đầu. Trầm cảm nhẹ có ở 15,5% tại thời điểm ban đầu và 34,4% ở bất kỳ thời điểm nào trong nghiên cứu. Trầm cảm nhẹ vẫn tồn tại ở cả 3 thời điểm đánh giá ở 58,1% số BN có trầm cảm dưới lâm sàng lúc ban đầu [37].

Katon và CS (2009) thực hiện một nghiên cứu tiến cứu 2759 BN ĐTĐ và theo dõi trong 5 năm. Họ nhận thấy 83% BN trầm cảm điển hình trong q trình theo dõi có trầm cảm ở thời điểm ban đầu và 42,4% số các BN đó có tiền sử mắc trầm cảm trong vòng 18 tháng trước nghiên cứu [95].

Như vậy, trầm cảm thường tồn tại dai dẳng và hay tái diễn ở BN ĐTĐ, ngay cả sau khi điều trị ban đầu thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)