Các nghiên cứu về điều trị thuốc chống trầm cả mở bệnh nhân đá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRẦM CẢ MỞ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO

1.3.4 Các nghiên cứu về điều trị thuốc chống trầm cả mở bệnh nhân đá

tháo đường týp 2

Nghiên cứu về nhóm TCA:

Lustman và CS (1997) đã thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng nortriptyline với giả dược trong 8 tuần trên 68 BN ĐTĐ kiểm sốt glucoe máu kém, trong số đó có 28 người đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đốn trầm cảm điển hình theo DSM – III R. Các tác giả đánh giá sự cải thiện của trầm cảm dựa vào thang đánh giá trầm cảm Beck; kiểm soát glucose máu dựa vào nồng độ glycated hemoglobin; và hành vi tuân thủ dựa vào việc sử dụng thuốc và các thiết bị đo glucose máu. Kết quả thu được cho thấy các triệu chứng trầm cảm giảm đáng kể ở nhóm BN ĐTĐ dùng nortriptyline so với các BN dùng giả dược. Tuy nhiên, một mối liên quan giữa nortriptyline với tăng glucose máu đã được nhận thấy rõ ràng [81].

Nghiên cứu về nhóm SSRI:

Goodnick và CS (1997) tiến hành một nghiên cứu mở 10 tuần điều trị sertraline với liều 50mg/ngày cho 28 BN ĐTĐ týp 2 bị trầm cảm điển hình. Kết quả của nghiên cứu nhận thấy sự cải thiện đáng kể điểm trung bình trên thang đánh giá trầm cảm Hamilton và Beck; giảm hàm lượng serotonin (5 – HT) trong tiểu cầu; có sự tương quan giữa hàm lượng serotonin (5 – HT) trong tiểu cầu và sự đáp ứng với sertraline qua số điểm trung bình trên thang Beck; cải thiện sự tuân thủ điều trị ĐTĐ hàng ngày và 13 trong số 17 BN có HbA1c lúc ban đầu cao hơn 8,0% đã giảm chỉ số này sau điều trị [83].

Trong một nghiên cứu khác được công bố năm 2006, các tác giả còn cho thấy ở BN ĐTĐ bị trầm cảm đã được điều trị hồi phục, khi tiếp tục duy trì sertraline, khoảng thời gian ổn định kéo dài hơn. Đây là một thử nghiệm điều trị duy trì, ngẫu nhiên, mù đơi, đối chứng giả dược. Đối tượng nghiên cứu là

các BN ĐTĐ đã điều trị hồi phục trầm cảm bằng sertraline mở nhãn, tiếp tục được điều trị bằng sertraline (n = 79) hoặc giả dược (n = 73) và theo dõi trong 52 tuần. 1/3 số BN nghiên cứu tái xuất hiện trầm cảm. Khoảng thời gian trung bình trước khi trầm cảm xuất hiện lại ở những người dùng sertraline là 226 ngày cao hơn gấp 4 lần so với những người dùng giả dược với 57 ngày. Nồng độ HbA1c giảm trong thời gian điều trị mở. Nồng độ này vẫn tiếp tục duy trì thấp hơn đáng kể so với lúc trước điều trị và khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm trong thời gian chưa tái phát trầm cảm. Các tác giả này cho rằng ở BN ĐTĐ, sertraline có tác dụng điều trị cũng như phòng tái phát trầm cảm; đồng thời việc điều trị hết các triệu chứng trầm cảm giúp kiểm soát glucose máu tốt hơn [100].

Fluoxetine là một thuốc chống trầm cảm được nghiên cứu nhiều ở BN ĐTĐ týp 2. Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đơi, có đối chứng giả dược được tiến hành trên 60 BN ĐTĐ có trầm cảm trong 8 tuần. BN uống hàng ngày fluoxetine hoặc giả dược. Kết quả cho thấy các triệu chứng trầm cảm (dựa trên thang đánh giá trầm cảm Beck và Hamilton) giảm đáng chú ý ở các đối tượng dùng fluoxetine so với các đối tượng dùng giả dược. Tỷ lệ BN đạt được sự cải thiện rõ rệt trầm cảm trên thang Beck cũng cao hơn ở nhóm sử dụng fluoxetine. Ngồi ra, một xu hướng được quan sát thấy ở nhóm dùng fluoxetine là tỷ lệ thuyên giảm trầm cảm càng cao thì mức độ giảm HbA1c càng nhiều [101].

Gulseren và CS (2005) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm so sánh hiệu quả của fluoxetine và paroxetine trên mức độ của trầm cảm và lo âu; chất lượng cuộc sống, rối loạn hoạt năng và kiểm sốt chuyển hóa ở các BN ĐTĐ týp 2 trong 12 tuần. Kết quả thu được cho thấy ở cả 2 nhóm dùng fluoxetine và paroxetine đều có sự thuyên giảm có ý nghĩa thống kê trên trầm cảm (đánh giá bằng thang trầm cảm Hamilton), lo âu (đánh giá bằng thang lo âu Hamilton) và rối loạn hoạt năng (đánh giá bằng bộ câu hỏi loạn hoạt năng ngắn - Brief Disability Questionnaire). Ở thời điểm kết thúc nghiên cứu, dù khơng có ý nghĩa thống kê, các tác giả quan sát thấy chỉ số HbA1c giảm hơn ở nhóm uống fluoxetine và họ cho rằng cần có các nghiên cứu sâu hơn và kéo

dài hơn để xác định xem liệu có bất cứ sự khác biệt nào về tác dụng kiểm soát glucose máu giữa fluoxetine và paroxetine [82].

Nghiên cứu về thuốc chống trầm cảm mới khác:

Các SNRI venlafaxine (effexor) và duloxetine (cymbalta) có ưu thế đáng chú ý trong điều trị trầm cảm ở BN ĐTĐ. Ngồi ra, các SNRI cịn là các lựa chọn điều trị biến chứng thần kinh. Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược gợi ý rằng duloxetine liều cao có thể có hiệu quả như các thuốc TCA trong điều trị biến chứng thần kinh. Năm 2004, duloxetine trở thành thuốc được Cục Thực Dược phẩm Mỹ chấp thuận để chỉ định điều trị đau do biến chứng thần kinh ĐTĐ gây ra [102].

Lustman và CS (2007) đã tiến hành một thử nghiệm 2 pha, mở nhãn trên 93 BN ĐTĐ týp 2 bằng bupropion. Họ nhận thấy các triệu chứng trầm cảm thuyên giảm, đồng thời BMI và HbA1C giảm, và sự tự chăm sóc bệnh lý ĐTĐ được cải thiện cả ở pha cấp (10 tuần) và pha duy trì (24 tuần) [103].

Hầu như khơng có nghiên cứu lớn nào về mirtazapine trong điều trị trầm cảm phối hợp với ĐTĐ hay điều trị biến chứng thần kinh ĐTĐ. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây tăng cân. Một báo cáo trường hợp của Fisfalen và Hsiung năm 2003 đã mô tả ĐTĐ týp 2 mới khởi phát liên quan với sự tăng cân do mirtazapine [104].

Tóm lại, trong vài thập kỷ qua, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy trầm cảm là một rối loạn khá phổ biến và gây ra những hậu quả nặng nề cho người bệnh ĐTĐ týp 2. Tuy nhiên, bức tranh lâm sàng đặc trưng của trầm cảm ở quần thể các BN này chưa được tác giả nào mô tả chi tiết. Một số yếu tố liên quan với trầm cảm cịn chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu. Ở Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về lĩnh vực này trong đó hầu như chưa có nghiên cứu nào đánh giá về hiệu quả và độ an toàn của các thuốc chống trầm cảm ở BN ĐTĐ týp 2. Đây cũng chính là những vấn đề chúng tơi hướng tới giải quyết trong đề tài nghiên cứu này.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (Trang 60 - 63)