CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp luận
Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận: tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và Mơ hình DPSIR để thực hiện nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến đề tài luận văn.
Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược quản lý đất, nước và nguồn tài nguyên sinh học nhằm thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững, hợp lý những nguồi tài ngun đó.
Phương pháp này được thơng qua tại Hội nghị Các bên tham gia lần thứ 5 của Công ước đa dạng sinh học được tổ chức tại Nairobi, Kenya tháng 5 năm 2010. Tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và phương thức sử dụng tài nguyên là trọng tâm của khuôn khổ ra quyết định. Bởi vậy, trên nhiều khía cạnh, phương pháp này tạo ra động lực thúc đẩy các nỗ lực lồng ghép việc quản lý ĐDSH vào các hoạt động phát triển và ra quyết định.
Phương pháp tiếp cận này có những điểm nổi bật sau [33]:
- Được xây dựng để cân đối ba mục tiêu của CBD là bảo tồn, sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích một cách cơng bằng nguồn tài nguyên sinh vật;
- Đặt con người vào vị trí trọng tâm của vấn đề quản lý đa dạng sinh học; - Mở rộng quản lý đa dạng sinh học vượt ra ngoài khu vực bảo vệ và công nhận rằng làm như vậy rất quan trọng đối với việc phổ biến các mục tiêu CBD;
- Đáp ứng được các mối quan tâm của các ban, ngành ở phạm vi rộng nhất.
Tiếp cận hệ sinh thái bao gồm 12 nguyên lý cơ bản [33]:
1. Những mục tiêu của quản lý đất, nước và môi trường sống là một vấn đề của sự lựa chọn xã hội.
2. Quản lý nên được phân cấp đến cấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất. 3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện tới những hệ sinh thái lân cận và các hệ
sinh thái khác.
4. Nhận thức rõ những lợi ích có thể đạt được từ quản lý, đó là sự cần thiết thường xuyên để hiểu được và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế.
5. Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên được xem là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái.
7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện trong một phạm vi không gian và thời gian phù hợp.
8. Mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên được thiết lập cho dài hạn. 9. Quản lý phải nhận ra sự thay đổi là không thể tránh khỏi.
10. Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp với sự hịa nhập của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.
11. Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các dạng thơng tin có liên quan, bao gồm những kiến thức khoa học, kiến thức bản địa, sự đổi mới và thực tiễn.
12. Tiếp cận hệ sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan của một xã hội và những kiến thức khoa học.
Gill Shepherd đã đưa ra 5 bước thực hiện nhằm áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tiễn một cách hiệu quả [33].
Bước A: Xác định các bên tham gia chính, định ranh giới hệ sinh thái và xây
dựng mối liên hệ giữa chúng.
Bước B: Mô tả đặc trưng cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và xây dựng cơ chế quản lý, quan trắc hệ sinh thái.
Bước C: Xác định những vấn đề kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các thành phần của nó.
Bước D: Chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của hệ sinh thái mục tiêu đối với các hệ sinh thái lân cận.
Bước E: Đưa ra các mục tiêu dài hạn và những cách thực hiện mềm dẻo nhằm đạt được các muc tiêu đó.
2.2.1.2. Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng
Quản lý thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và mơi trường thơng qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng địa phương
[14] .
“Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà người sử dụng tài nguyên cũng đồng thời là người quản lý tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến
lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác có tính tập trung cao hoặc khơng có sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên.
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một q trình mà qua đó những cộng đồng địa phương được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể dành quyền kiểm soát hợp lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phương pháp này hiện nay được áp dụng khá rộng rãi nhằm quản lý tài nguyên một cách mềm dẻo và cân bằng mối quan hệ của người dân với quản lý tài nguyên.
Các nguyên tắc quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng
- Tăng quyền lực cho cộng đồng địa phương. - Đảm bảo sự cơng bằng.
- Tính hợp lý về sinh thái và phát triển bền vững. - Tôn trọng tri thức truyền thông/ bản địa.
- Sự bình đẳng của giới.
Các thành tố của quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng. - Cải thiện quyền hưởng dụng các nguồn tài nguyên.
- Xây dựng nguồn nhân lực. - Bảo vệ môi trường.
- Phát triển sinh kế bền vững.
Chu trình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng gồm:
- Lập kế hoạch. - Thực hiện kế hoạch. - Quan trắc.
- Đánh giá.
2.1.1.3. Tiếp cận DPSIR:
Phương pháp này xây dựng các giải pháp để tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông quan việc mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa các yều tố [8]:
- P (Pressures): Áp lực. Đánh giá những áp lực, các điểm tồn tại, vướng mắc,
khó khăn trong q trình triển khai bảo tồn đa dạng sinh học. Đánh giá áp lực đối với công tác bảo tồn do ảnh hưởng của các hoạt đông phát triển.
- S (State of biodiversity): Hiện trạng. Đánh giá được hiện trạng đa dạng sinh học của tỉnh, phân tích diễn biến tài nguyên đa dạng sinh học và đánh giá được hiện trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- I (Impact): Tác động. Phân tích tác động qua lại của sự thay đổi hiện trạng
đa dạng sinh học với phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại.
- R(Response): Phản hồi. Từ các kết quả phân tích, đánh giá các áp lực, hiện
trạng và tác động trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh để đề xuất các hoạt động, biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.