Kết quả khảo sát về sở thích thăm quan các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 95 - 99)

KBTTN và du lịch sinh thái

Việc triển khai các hoạt động du lịch sinh thái nên tập trung vào những điều

mà người thăm quan quan tâm. Căn cứ vào kết quả khảo sát về nhu cầu của người

thái và kết quả khảo sát về những điều làm cho khách thăm quan khơng thích khi

thăm quan các khu bảo tồn (Hình 3.4, tr 68), đề xuất các hoạt động sau:

- Cần xây dựng các chương trình du lịch sinh thái, chương trình tham quan các khu bảo tồn khác nhau phù hợp với từng đặc điểm của ĐDSH, mục đích thăm quan.

- Có các tài liệu hướng dẫn, giới thiệu rộng rãi các thông tin về các giá trị quan trọng, đặc biệt của địa điểm thăm quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Có các hướng dẫn viên am hiểu về các giá trị đó, có kỹ năng về giao tiếp, quảng bá và giới

thiệu về các giá trị trong KBTTN và khu du lịch sinh thái để người tham không cảm thấy chán và hiểu được các giá trị đó.

- Tổ chức các hoạt động để người dân tham gia trong q trình thăm quan, họ

được hịa nhập với thiên nhiên, cảm thấy thích thú, thư giãn. Thiết kế các điểm dừng chân để nghỉ trong các chuyến hành trình dài, có thời gian để du khách ngắm nhìn,

cảm nhận thay vì việc đi và nhìn qua loa.

Hình 3. 20. Kết quả khảo sát về điều ngƣời thăm quan tìm kiếm khi thăm quan

các KBTTB và du lịch sinh thái

Ngoài ra, nên thiết lập bảo tàng lịch sử tự nhiên để mang lại giá trị gia tăng cho du lịch, đặc biệt là vịnh Hạ Long. Bảo tàng này khơng chỉ có các phương tiện

trưng bày triển lãm mà cịn có những chức năng nghiên cứu ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh trong đó có Vịnh Hạ Long cùng hợp tác với trung tâm bảo ngoại vi được đề

xuất bao gồm cả vườn thực vật và cơ sở cứu hộ động vật hoang dã. Vườn quốc gia Bái Tử Long đã có bảo tàng, tuy nhiên, cần phát triển nhiều hơn nữa các cơ sở triển

lãm, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hướng dẫn, giải thích… cần thiết phục vụ cho du

lịch sinh thái và giáo dục môi trường hiệu quả.

Cần quan tâm đến công quản lý, bảo tồn các giá trị ĐDSH đang có, đồng thời nên phục hồi các hệ sinh thái có giá trị ĐDSH cao và tiềm năng du lịch như rạn san hô, thảm cỏ biển…

3.4.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH

Tăng cường quản lý nhà nước về ĐDSH là yếu tố rất quan trọng trong bảo tồn ĐDSH. Các hành động cần thực hiện để tăng cường công tác quản lý về ĐDSH đề xuất là:

- Hồn thiện hệ thống thơng tin về ĐDSH tỉnh Quảng Ninh và có những hoạt

động theo dõi, giám sát biến động của các giá trị ĐDSH (đa dạng lồi, nguồn gen). Các dữ liệu ln được cập nhập, lưu trữ và dễ dàng được truy cập, sử dụng cho các bên liên quan trong công tác quản lý ĐDSH.

- Xây dựng Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh và triển khai thực hiện kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Thực hiện cập nhập, rút kinh nghiệm và triển khai các kế hoach hành động 5 năm/lần.

- Phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác bảo tồn đa dạng và tăng cường công tác phối hợp trong việc quản lý về ĐDSH.

- Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức, cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về ĐDSH.

3.4.5. Phát triển các hoạt động phát triển theo hướng bền vững

Để thức đẩy công tác bảo tồn ĐDSH cần xúc tiến phát triển nông, lâm, thủy

sản bền vững.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác nông nghiệp thông qua việc áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng các giống cây có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện của từng địa phương để trồng và phát triển.

- Đối với lâm nghiệp, giảm trồng những cây ngắn ngày chuyển sang trồng

các cây gỗ lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời thực hiện trồng, phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ để phát triển.

- Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản: thực hiện nâng cao chất lượng giống vật

ni, ni trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, tích cực nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Đồng thời có thể kết hợp ni trồng, đánh bắt và du lịch sinh thái khi phát triển các khu vực nuôi trồng trong rừng ngập mặn, cung cấp dịch vụ du lịch,

khám phá. Tăng cường quản lý và tuyên truyền để người dân thực hiện đánh bắt đúng mùa, không sử dụng các phương pháp hủy diệt.

Để tăng tính cạnh tranh và giá trị cho các hoạt động nông, lâm nghiệp, cần có

trung tâm nghiên cứu, phát triển các loại cây trồng, vật ni của tỉnh có tính đặc hữu, đồng thời duy trì các nguồn gen quý hiếm cho tương lai.

Việc duy trì các nguồn gen quý hiếm và ni trồng các lồi động, thực vật hoang dã quý hiếm sẽ làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của giống loài đồng thời cung cấp cho nhu cầu của con người. Theo kết quả khảo sát (Hình 3.21), việc ni trồng các lồi động vật hoang dã quý hiếm để phục vụ nhu cầu được đánh giá rất tốt, nhất là trong công tác bảo tồn nguồn gen (56%), và 19 % cho rằng đó là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên cần tăng cường cơng tác quản lý để việc đó khơng gây rối loạn, nhất là việc săn bắn, tiêu thụ động vật hoang dã quý hiếm ngoài tự nhiên.

Đồng thời cần tăng cường công tác quản lý, kiểm soát, ngăn chặn các loài

ngoại lai xâm hại du nhập vào vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài sinh

vật bản địa. Theo kết quả nhận khảo sát nhận thấy, người dân hầu như khơng biết về cơng tác quản lý lồi ngoại lai xâm hại, và chỉ 35% cho rằng công tác quản lý là tốt và rất tốt, 50% khơng có ý kiến và khơng biết thơng tin liên quan (Hình 3.22),

Hình 3. 21. Kết quả khảo sát về việc

ni trồng các lồi sinh vật hoang dã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 95 - 99)