Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 46)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Phương pháp kế thừa

- Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp:

+ Các chính sách có liên quan đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học quốc gia và tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

+ Các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của trung ương…có liên quan đến vấn đề và địa bàn nghiên cứu.

+ Các quy hoạch, kế hoạch ngành liên quan

+ Kết quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học của các địa phương

+ Số liệu và hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương liên quan đến vấn đề nghiên cứu

+ Các niêm giám thống kê của địa phương

- Các bản đồ:

+ Bản đồ phân bố các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh + Bản đồ kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh

+ Bản đồ phân bố các loài động thực vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

+ Các bản đồ khác: Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh, Bản đồ phân vùng bảo vệ môi trường, Bản đồ dự đốn khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét…

2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Thực hiện phỏng vấn ý kiến của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh về

công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo phương thức phỏng vấn rộng thông qua việc

sử dụng phiếu khảo sát thông tin (nội dung phiếu khảo sát thông tin theo phụ lục 01 đính kèm).

Việc khảo sát, thu thập thông tin được thực hiện cho các đối tượng là những người đã đi làm, không phỏng vấn học sinh, sinh viên:

- Cán bộ phịng Tài ngun và Mơi trường tại 14 địa phương.

- Cán bộ cơng tác tại một số phịng ban trong các cơ quan quản lý tại Sở Tài

nguyên và Môi trường (Chi cục bảo vệ môi trường, Chi cục biển và hải đảo, phịng tài ngun nước và khí thượng thủy văn), Sở Nơng nghiệp và phát triển nông thôn (chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiểm lâm), Công an tỉnh (cảnh sát môi trường).

- Tham vấn ý kiến, thông tin của các cán bộ tại các khu bảo tồn trên địa bàn

tỉnh.

- Tham vấn ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: hội phụ nữ, hội

nơng dân, tỉnh đồn, hội người cao tuổi.

- Tham vấn ý kiến của cán bộ một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các cán bộ được phỏng vấn tập trung là những người là có kinh nghiệm hoặc hoạt động có liên quan đến cơng tác bảo vệ mơi trường hoặc phụ trách các công tác liên quan tới môi trường tại các cơ quan, đơn vị.

Tác giả đã phỏng vấn và thu được 80 phiếu điều tra, danh sách cụ thể những người tham gia điều tra theo phục lục 03 đính kèm.

2.2.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân loại thông tin

Tổng hợp các thông tin đã thu thập được theo hệ thống thông tin nhất định phục vụ cho những mục đích khác nhau của đề tài luận văn. Đối với những mục tiêu đạt được của từng nội dung trong đề tài cần được sắp xếp các nội dung cho phù hợp, tránh làm thiếu hoặc rối loạn thông tin.

2.2.2.4. Phương pháp so sánh, phân tích

So sánh các thơng tin thu được từ việc thu thập và phân tích các báo cáo, dự án của cơ quan quản lý về đa dạng sinh học trong công tác bảo tồn đa dạng và ý kiến của các phiếu tham vấn để xác định những vấn đề tồn tại. Đồng thời với việc phân tích, kết hợp các giải pháp được cơ quan quản lý đề ra và các ý kiến trong phiếu khảo sát để xây dựng, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

2.2.2.5. Phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo

Phân tích những thơng tin thu thập được để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế và đề xuất các giải pháp liên quan đến đề tài luận văn.

Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Phân tích các nguyên nhân gây tác động đến cơng tác bảo tồn ĐDSH.

Phân tích, đánh giá cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thông qua các báo cáo của các cơ quan quản lý.

Tổng hợp, phân tích, đánh giá nhận thức, ý thức trách nhiện của các cấp, nhân dân trong công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân trong tỉnh.

2.2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT

Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi cơ hội và thách thức lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngồi bao gồm văn

hóa – xã hội, chính trị, kinh tế, mơi trường, các khía cạnh khác… Phương pháp phân tích SWOT là cơng cụ hữu hiệu trong việc phân tích, đánh giá những điểm mạnh, cũng như hạn chế của một hoạt động cụ thể.

- Điểm mạnh (Strengths): Những điểm tích cực, các yếu tố có những tác động tốt đối với cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

- Điểm yếu (Weaknesses): Những điều kiện có tác động tiêu cực đến cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thách thức (Threats): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trường.

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá các vùng, tiềm năng, các cơ hội cũng như thách thức đối với các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trong tỉnh [46].

Bảng 2. 1. Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Thể hiện những thuận lợi, ưu thế của tỉnh Quảng Ninh trong công tác bảo tồn

đa dạng sinh học

Hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý, chính sách, cơng tác tổ chức

… liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Nêu lên những điều kiện thuận lợi, những yếu tố giúp tỉnh Quảng Ninh có

tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học

Dự báo những tác động, ảnh hưởng xấu đến du lịch, cảnh quan, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 42 - 46)