Các loại hình ni trồng và khai thác hải sản tại xã Minh Châu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 65)

Loại hình sinh kế Số lƣợng Chú thích

Khai thác xa bờ 13 hộ

Đánh bắt gần bờ 130 tàu, thuyền

Khai thác bãi triều Gần 200 hộ Chỉ trừ các hộ có tàu thuyền đánh bắt xa bờ hoặc hộ khơng có nguồn nhân lực (già, yếu, con nhỏ, v.v…)

Nuôi tu hài 19 hộ

Nuôi ốc hương 9 hộ

Nuôi nghêu 3 hộ

Nuôi cá lồng bè 2 hộ

Chế biến sứa 30 xưởng 20-20 lao động/xưởng

Nguồn: Trần Thu Phương, 2009

3.2.3. Các nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ninh

Các nguyên nhân dẫn đến suy thối hoặc mất ĐDSH ở Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng có nhiều nhưng tập trung vào hai nhóm chính [46, 57]:

 Do thiên tai bao gồm: Cháy rừng, biến đổi khí hậu, lũ lụt, sạt lở…

 Do các hoạt động của con người, trong đó bao gồm các nguyên nhân sâu xa và các nguyên nhân trực tiếp.

Các nguyên nhân sâu xa là: Tăng dân số, sự nghèo đói, chính sách kinh tế

lâm nơng nghiệp, tập quán du canh, du cư, đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc

Các nguyên nhân trực tiếp: Mở rộng đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải

sản; xây dựng hạ tầng kỹ thuật; khai thác gỗ, củi và các s ản phẩm ngoài gỗ; khai thác quá mức hoặc khai thác một cách huỷ diệt các loài, kể cả săn bắt và bn bán

các lồi động, thực vật hoang dã; khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản; ô

nhiễm môi trường sống….

Những mối đe do ̣a chính có thể kể đến hiện nay đối với ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đó là:

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách thiếu cơ sở khoa học, không

quan tâm đúng mức vấn đề bảo vệ ĐDSH khi mở rộng diện tích sản xuất cây nơng

nghiệp, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cơ sở hạ tầng.

- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật như: khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngồi gỡ ; đánh bắt thủy hải s ản bằng phương pháp huỷ diệt, không bền vững;

săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã.

- Ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái nhạy cảm trên

vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.

- Sức ép từ gia tăng dân số trong 5 năm qua và những năm tiếp theo. Kèm theo đó là tỷ lệ đói nghèo ở một số nơi còn cao.

- Mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều để đáp ứng cho phát

triển các ngành kinh tế, dịch vụ và quy mơ dân số.

- Quản lý ĐDSH cịn nhiều bất cập: Hệ thống cơ quan nhà nước về ĐDSH

chưa đủ mạnh, các quy định pháp luật về ĐDSH chưa hệ thống và không đồng bộ,

quy hoạch phát triển.

- ĐDSH bền vững chưa có, đầu tư cho cơng tác bảo tờn còn nhiều hạn chế. - Sự du nh ập các giống mới và các loài ngoại lai: các giống thủy s ản, giống cây trồng, các loài ngoại lai xâm hại như cây mai dương (trinh nữ đầm lầy) hay ốc

bươu vàng ...

- Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn ĐDSH chưa được huy động đúng mức.

- Buôn bán động, thực vật hoang dã qua biên giới: Quảng Ninh là một tỉnh có

hàng trăm km đường biên giới trên đất liền (130km) và trên biển (250 km) với

nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc như Móng Cái, Bắc Phong Sinh (Hải Hà), Hồnh Mơ (Bình Liêu), nhiều cảng biển trải dài từ Mũi Sa Vĩ (Móng Cái) đến cửa sơng Bạch Đằng (n Hưng) vì thế rất thuận lợi cho thơng thương, buôn bán. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - thương mại, thì đây cũng là điều kiện tốt cho các hoạt động bn bán trái phép các lồi động, thực

vật hoang dã qua biên giới, trong đó có cả các loài quý, hiếm được quy định tại Nghị Định 32.

Bảng 3. 8. Các vụ vi phạm pháp luật về buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn tinh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013

Năm Số vụ Số lƣợng loài thu giữ

2010 10 37 cá thể rắn trong đó có 26 cá thể rắn hổ mang chúa (nhóm IB), 307 kg tê tê và 342 cá thể động vật hoang dã thông thường

2011 10 3 cá thể hổ; 3 cá thể mèo rừng, 1 cá thể beo lửa, 1 cá thể gấu ngựa; 4 cá thể rắn hổ mang chúa (nhóm IB); 353 cá thể tê tê = 1.251,5kg; 72 cá thể kỳ đà= 209,5 kg.

2012 7 1.232 kg tê tê, 989 kg kỳ đà, 9,741 kg cá sấu nước ngọt; 400kg vịt trời, chim cu ngói; 3,5 kg thịt khỉ mặt đỏ; 25 kg rắn sọc dưa; 27kg cày lỏn tranh.

2013 13 16 cá thể = 60,5 kg rắn hổ mang chúa; 1 cá thể mèo rừng, 2 cá thể khỉ đuôi lợn; 1.717,5 kg rắn thường các loại; 139 kg rùa, 150kg kỳ

đà, 704kg tê tê, 24 cá thể chim trĩ, 9kg khỉ vàng và 456 kg động

vật hoang dã thông thường khác

Nhiều lâm, thổ sản ở vùng giáp biên đã được khai thác một cách quá mức để bán sang biên giới Trung Quốc kể cả tre, nứa, gỗ… Các loài sinh vật ngoại lai được

đưa vào Việt Nam (chủ động và bị động) khơng kiểm sốt được.

* Nguy cơ tai biến thiên nhiên

Báo cáo hiện trạng môi trường Quảng Ninh (2010) và Quy hoạch vùng bị lũ quét và sạt lở đất đá địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ cường độ thiên tai, thiệt hai (2009) đã dự báo lũ quét tỉnh Quảng Ninh gồm hai ki ểu là lũ quét sườn và lũ qt nghẽn dịng. Lũ qt sườn có nguy cơ cao

nhất là khu vực Bình Liêu, tiếp theo là Ba Chẽ và một dải kéo dài từ phía Nam

Đơng Triều qua Nam ng Bí, Bắc n Hưng. Lũ qt nghẽn dịng được cảnh báo ở các khu vực Hạ Lưu như cửa sông Cầm, sông Vàng Danh, sông Diễn Vọng, sông

Ba Chẽ, Đầm Hà, Hà Cối và sông Ka Long.

Mức độ trượt lở hầu hết đều trùng với quy luật phân bố địa hình: địa hình càng cao có nguy cơ trượt lở càng cao. Khu vực Đơng Bình Liêu, Bắc Hải Hà, dải

núi Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng có nguy cơ trượt lở đất cao nhất.

Một số khu vực trọng điểm như Bình Liêu, Ba Chẽ, Hoành Bồ, Tràng Lương

cũng đã được đánh giá, dự báo chi tiết về lũ quét.

3.2.4. Các hoạt động bảo tồn đa dạng đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Ninh

3.2.4.1. Hoạt động bảo tồn trong hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên

a. Hoạt động bảo tồn tại Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên thế giới có giá trị ĐDSH cao. Các

nghiên cứu, khảo sát cho thấy trong vùng vịnh Hạ Long tồn tại 10 kiểu hệ sinh thái

đặc thù của quần đảo đá vôi vùng nhiệt đới: các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ

biển, vùng triều đáy mềm, vùng triều đáy cứng, bãi triều cát, rạn san hô, tùng-áng, và vùng ngập nước thường xuyên ven bờ, các thảm thực vật trên đảo và hang động.

Theo các nghiên cứu, đã ghi nhận được 507 loài, 351 chi thuộc 110 họ thực vật bậc cao có mạch sống ở khu vực Vịnh Hạ Long. Trong đó, có 21 lồi được ghi

nhận là quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và dược ghi trong sách đỏ Việt Nam; và có 17 lồi thực vật đặc hữu.

Trong thời gian qua công tác quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát huy giá trị di sản đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực

hoạt động. Cụ thể là văn bản liên quan đến việc quản lý, bảo tồn Vịnh Hạ Long đã

được ban hành (Thông tư bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, Nghị quyết 09 về công

tác quản lý, bảo tồn và khai thác Vịnh Hạ Long; Quy chế Quản lý Vịnh Hạ Long...); xây dựng dự án Bảo tàng Sinh thái Hạ Long… Để công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản đạt hiệu quả và phù hợp với thực tế, năm 2007, Ban Quản lý Vịnh đã nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập 4 trung tâm bảo tồn Di sản trực thuộc Ban Quản lý Vịnh Hạ Long.

b. Vườn quốc gia Bái Tử Long

Vườn quốc gia Bái Tử Long là một trong bảy vườn quốc gia của Việt Nam

vừa có diện tích trên cạn vừa có diện tích biển. Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong Vịnh Bái Tử Long, sát cạnh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Về đa dạng lồi: Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2008 đã thống kê được

1.909 loài động thực vật. Trong đó hệ sinh thái rừng có: 1.028 lồi gồm các nhóm:

thực vật bậc cao có mạch, thú, chim, bò sát, lưỡng cư. Hệ sinh thái biển có 881 lồi gồm: thực vật ngập mặn, rong biển, thực vật phù du, động vật phù du, giun đốt, thân mềm, giáp xác, Da gai, san hô, cá. Tổng số loài quý hiếm lên đến 60 loài, trong đó

có 52 lồi trong sách đỏ Việt Nam (1996); 10 lồi có tên trong Nghị định 32/2006/ NĐ-CP của Chính phủ quy định danh sách các lồi động thực vật quý hiếm cần bảo

vệ (NĐ 32) và 2 lồi có tên trong cả 2 danh sách.

Các nỗ lực bảo tồn được thực hiện tại Vườn bao gồm: công tác quản lý - bảo vệ tài nguyên, công tác phục hồi quần thể và nghiên cứu khoa học. Về các hoạt

động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Vườn đã tăng cường tuần tra, phát hiện, ngăn

chặn và xử lý các trường hợp vi phạm, đồng thời kết hợp tuyên truyền để nhân dân biết và tự giác thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên.

Sau 10 năm hoạt động, VQG Bái Tử Long đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần gìn giữ cảnh quan, bảo tồn ĐDSH của khu vực. Vướng mắc lớn nhất hiện

nay trong lĩnh vực quản lý tài nguyên là: hầu hết các cá nhân và tổ chức được giao

diện tích rừng, biển trước khi thành lập Vườn quốc gia đều chưa được thu hồi để thống nhất giao cho Vườn quốc gia quản lý. Bên cạnh đó cịn một số cơ chế chưa

phù hợp với mục đích bảo tồn vẫn đang được thực hiện, tạo điều kiện cho một số cá

nhân, đơn vị tiến hành các hoạt động khơng có lợi cho cơng tác bảo tồn Vườn quốc

gia.

c. Khu bảo vệ cảnh quan Yên Tử

Yên Tử là khu rừng đặc dụng rất quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, đã được Chính phủ cơng nhận là một trong 45 Khu bảo vệ cảnh quan (văn hóa - lịch sử - mơi

trường) của cả nước. Tổng diện tích của khu là 2.687 ha, trong đó có 1.736 ha rừng

tự nhiên. Yên Tử không chỉ là một trong những danh lam thắng cảnh, điểm tham quan du lịch, lễ hội truyền thống nổi tiếng của cả nước mà còn là một trung tâm của Phật giáo Việt Nam.

Kết quả khảo sát, nghiên cứu ĐDSH tại khu vực rừng đặc dụng Yên Tử cho thấy nơi đây còn chứa đựng nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm gồm 5 ngành thực vật với 380 lồi, trong đó có 38 lồi thực vật đặc hữu quý hiếm như: lim xanh, táu mật, lát hóa, thơng tre, la hán rừng, vù hương, kim giao… Hệ động vật đa dạng

và phong phú, trong đó có 23 lồi đặc hữu quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: Voọc mũi hếch, Sóc bay lớn, Ếch gai, Ếch ang… có giá trị cao trong việc

bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch.

Rừng quốc gia Yên Tử được thành lập (theo quyết định số 1671/QĐ-TTg

ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ) đã đẩy mạnh hơn nữa việc bảo vệ, tôn

tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan mơi trường cùng như bảo tồn và phát triển các mẫu chuẩn hệ động thực vật, bảo vệ sự ĐDSH, các nguồn gen quý hiếm.

d. Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng

Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng có tổng diện tích tự nhiên là 16.878,7 ha

khu vực điển hình của hệ sinh thái rừng kín lá rộng thường xanh núi thấp có diện tích rừng tự nhiên tập trung lớn nhất vùng Đông Bắc Việt Nam và phong phú các

loài động, thực vật rừng. KBTTN đã ghi nhận được 837 loài thực vật thuộc 150 họ, trong đó có 64 lồi thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm. Cụ thể là có 43 lồi trong Sách đỏ Việt Nam 2007; 31 loài thuộc Danh lục đỏ IUCN 2009 và 13 loài thuộc Nghị định 32 của Chính phủ. Những lồi q hiếm điển hình gồm Giổi bà, Giổi Nhung,

Giổi thơm, Dẻ đen, Lát hoa, Sao hòn gai, Sến mật, Trầm hương, Ba kích... Về động vật hiện có 249 lồi thuộc 79 họ và 28 bộ, trong đó thú có 58 lồi, chim: 154 lồi, Bị sát và ếch nhái: 43 loài. Trong tổng số 249 lồi này có 27 lồi động vật quý

hiếm và bị đe dọa, có tên trong danh lục đỏ của IUCN (2007) từ cấp VU trở lên. 3.2.4.2. Bảo tồn thông qua sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật

a. Xây dựng các mơ hình bảo tồn dựa vào cộng đồng

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng nhiều mơ hình bảo tồn từ các nỗ

lực của các cấp, các đơn vị khác nhau như:

- Mơ hình khai thác bền vững rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng, áp dụng thử nghiệm đối với vùng đặc thù Đồng Rui (cửa sông Ba Chẽ), huyện Tiên Yên - do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2006-2007. Mơ hình được triển khai, hồn thiện tại xã Hải Lạng huyện

Tiên Yên, do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2007; Hiện tại mơ hình đang được Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi

trường triển khai tại xã Đông Hải, huyện Tiên Yên và xã Đại Bình huyện Đầm Hà năm 2011 [46].

- Mơ hình du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Minh Châu thuộc VQG Bái Tử Long do Ban quản lý Vườn phối hợp với Hiệp hội VQG và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam thực hiện. Mơ hình du lịch làng q tại n Đức – Đơng Triều được đưa vào khai thác từ năm 2011 thu được sự chú ý của khách du lịch [56].

b. Sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp thực hiện thí điểm tại Quảng Ninh trong thời gian 2003 - 2004. Dự án đã thử nghiệm 2 mơ hình ni Tắc kè tại huyện Vân Đồn và sau đó đã phổ biến các bài học ra phạm vi toàn quốc để giúp tạo thêm nguồn thu nhập cho các hộ gia đình nơng

dân và bảo vệ rừng. Mơ hình ni Tắc kè đã được dự án của tổ chức FAO thử nghiệm thành công ở Hồnh Bồ trước đây nhưng mơ hình này đã khơng được nhân ra rộng rãi.

Trong những năm gần đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh

cũng đã nỗ lực khảo nghiệm trồng các loại cây có thể cung cấp sản phẩm ngồi gỗ

có giá trị như quế, hồi, thơng và đã nhận thấy mỗi cây đòi hỏi một vùng lập địa khác nhau. Một số mơ hình sản xuất được triển khai thực hiện thời gian gần đây đã phát huy kết quả như mơ hình kinh tế từ việc trồng các cây dược liệu tại xã Cộng Hòa, Cẩm Phả [12] hoặc sự thành công của Hợp tác xã nông trang Quảng La (xã Thanh Lân, huyện Ba Chẽ) trong việc sử dụng lợi thế từ rừng để phát triển thành công việc nuôi và gây dựng thương hiệu nấm linh chi. Mơ hình hoạt động của Hợp tác xã nông trang Quảng La là mơ hình thành cơng với sự kết hợp của người dân – doanh nghiệp – nhà khoa học chính quyền nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm nấm linh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 65)