Kết quả khảo sát hiểu biết về sinh vật ngoại lai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)

Ý thức trách nhiệm cũng như kiến thức, nhận thức của nhân dân trong công tác bảo tồn ĐDSH vẫn rất thấp, thể hiện qua kết quả khảo sát khi 90% số người

được khảo sát cho rằng công tác bảo tồn ĐDSH chưa đi vào ý thức trách nhiệm của

nhân dân (Hình 3.11), qua đó nhận thấy rằng rất cần tăng cường kiến thức, nhận thức và ý thức của nhân dân về bảo tồn ĐDSH theo các phương thức thích hợp. Dù nhận thức về ĐDSH khơng cao nhưng người dân đều rất tích cực trong việc tham

gia bảo tồn ĐDSH. Theo kết quả khảo sát, khơng có phiếu khơng tham gia hoặc khơng đóng góp trong việc thực hiện bảo tồn, 43,75 % đồng ý tham gia các chương

trình bảo tồn, 37,5% đồng ý qun góp và phần cịn lại sẽ quyết định tùy thuộc nội dung và mức qun góp, khơng có phiếu khơng tham gia (Hình 3.12), đồng thời 100 % ý kiến khảo sát đồng ý với ý kiến rằng Bảo tồn ĐDSH là tất yếu để phát triển bền vững.

Hình 3. 11. Kết quả khảo sát về ý

thức ngƣời dân đối với công tác

bảo tồn ĐDSH

Hình 3. 12 Kết quả khảo sát về việc tham gia đóng góp kinh phí,

cơng sức trong BTĐDSH

Qua khảo sát nhận thấy rằng công tác quản lý nhà nước về ĐDSH được nhận

định rằng chưa thực sự hiệu quả, một lượng khá lớn (21%) không biết và khơng có

ý kiến gì về cơng tác quản lý nhà nước về ĐDSH (Hình 3.13) . Đồng thời thông qua số lượng số phiếu nhận định về hiện trạng ĐDSH (60/80 phiếu nhận xét giảm) cũng cho thấy ý kiến về công tác quản lý về ĐDSH và đặt ra vấn đề cần tăng cường công tác bảo tồn ĐDSH (Hình 3.14).

Hình 3. 13. Kết quả khảo sát về công tác quản lý nhà nƣớc về ĐDSH

Hình 3. 14. Kết quả khảo sát về hiện trạng ĐDSH tỉnh Quảng Ninh

Để người dân bản địa trong khu vực bảo tồn tham gia phối hợp trong công tác bảo tồn là xu hướng tất yếu trong đảm bảo nguyên tắc chia sẻ lợi ích giữa các bên vì những người dân là những người sống gần với thiên nhiên và nguồn lợi

ĐDSH và là người sẽ nhận thấy những biến đổi, những giá trị ĐDSH nhanh nhất.

Tuy nhiên, nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của ĐDSH còn chưa đầy đủ, việc bảo tồn ĐDSH chưa đi vào ý thức, đồng thời với việc chưa có cơ chế, quy

định, chính sách về quyền lợi và nghĩa vụ đối với các bên liên quan nên việc thực

hiện gây nhiều tranh cãi. Nhân dân, những người được thụ hưởng trực tiếp giá trị ĐDSH, hiểu về đặc điểm ĐDSH khu vực đó nhất chưa thực sự tham gia vào công

tác quản lý, với chỉ cơ quan quản lý việc bảo tồn đa dạng chưa thực sự mang lại

hiệu quả mong muốn.

Việc phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội cũng chưa thực sự sắc nét và

chưa chú trọng đến công tác bảo tồn ĐDSH mà chỉ mới tập trung trong công tác

phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường. Dù việc trên cũng góp phần vào bảo tồn ĐDSH

nhưng chưa thực sự đi vào trọng tâm vấn đề là hướng người dân đến việc sử dụng

bền vững tài nguyên với cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn tài nguyên ĐDSH.

3.2.6. Phân tích đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức

Tóm lại, có thể tóm tắt các vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH của

Quảng Ninh bằng mơ hình SWOT dưới đây:

ĐIỂM MẠNH (S)

- Quảng Ninh là một tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú,

ĐDSH cao; tiềm lực về kinh tế- xã hội;

- Lãnh đạo các cấp ngày càng quan tâm đến công tác bảo tồn ĐDSH nhằm phát triển bền vững;

- Nhiều hoạt động bảo tồn đã và đang được triển khai tại một số nơi của tỉnh (như Vịnh Hạ Long, VQG Bái Tử Long, KBTTN Đồng Sơn-Kỳ Thượng, Khu BTTN Yên Tử...) nên tỉnh cũng đã có kinh nghiệm trong cơng tác bảo tồn;

- Nhiều cán bộ lãnh đạo cũng như chuyên viên đã được đào tạo về bảo tồn ĐDSH ở các mức độ

khác nhau;

- Công tác bảo tồn đã được đưa vào các văn bản pháp quy cũng

ĐIỂM YẾU (W)

- Có kế hoạch hành động ĐDSH nhưng hiện chưa triển khai thực hiện. Chưa lập Quy hoạch bảo tồn ĐDSH

- Thiếu hệ thống quan trắc ĐDSH;

- Nhận thức và năng lực về bảo tồn ĐDSH

còn chưa đầy đủ, hạn chế ở các cấp cũng như cộng đồng;

- Nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn còn

hạn chế;

- Chưa có một cơ quan chuyên trách về

ĐDSH;

- Hệ thống các khu bảo tồn (cả rừng, biển và

đất ngập nước) chưa hồn thiện;

- Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội

chưa gắn kết chặt chẽ với công tác bảo tồn nhằm thực hiện phát triển một cách bền vững;

- Sự phối kết hợp giữa các ngành/ đơn vị liên

quan chưa được chặt chẽ và đồng bộ, đồng thời cơ chế phối kết hợp cũng còn bất cập;

- Các kế hoạch phát triển đã được lồng ghép công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH như Quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội, quy hoạch mơi trường

cũng như các mơ hình bảo tồn cịn hạn chế;

- Việc tích hợp cơng tác bảo tồn ĐDSH vào

các kế hoạch phát triển chưa được tốt..

- Nhiều địa điểm có tính ĐDSH cao nhưng chưa được đưa vào danh sách khu bảo tồn và chưa có những chính sách, quy định bảo tồn

CƠ HỘI (O)

- Tỉnh Quảng Ninh nói chung, Vịnh

Hạ Long, Yên Tử và VQG Bái Tử Long, Đồng Sơn- Kỳ Thượng nói riêng đã được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học và du khách... trong nước và quốc tế biết đến, kể cả các khu di sàn thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận..

- Nhiều trường Đại học, Viện

nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã và đang triển khai các hoạt đông nghiên cứu và bảo tồn tại địa phương;

- Tỉnh Quảng Ninh có tính ĐDSH

cao với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, nhiều hệ sinh thái độc đáo, cảnh quan

đẹp....,nhiều khu gắn liền với các di tích lịch sử và tâm linh.

THÁCH THỨC/ ĐE DỌA (T)

- Ơ nhiễm mơi trường toàn diện, nghiêm trọng

tại khu vực khai thác than và đới ven biển từ Đông Triều đến Mông Dương. Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng tại nhiều nơi: Chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ Nhiều sơng, suối, dịng chảy bị bồi lấp.

- Chất lượng rừng suy giảm cả rừng đầu

nguồn và rừng ngập mặn. Tài nguyên sinh vật rừng tiếp tục suy giảm và xuống cấp. Đây là một trong những nguyên nhân chính phát sinh tai biến lũ quét ở tỉnh.

- Khai thác hủy diệt (dùng hóa chất, kích điện,

mắt lưới nhỏ, khơng theo mùa vụ...);

- ĐDSH cùng các chức năng và dịch vụ của chúng đang ngày càng bị suy giảm, nhiều nơi, nhiều chỗ rất nghiêm trọng, do nhiều

nguyên nhân khác nhau;

- Tăng dân số tự nhiên và cơ học cao;

- Tỷ lệ đói nghèo ở các vùng sâu, vùng xa

(nơi có ĐDSH cao) cịn cao;

- Vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra, nhiều nơi,

nhiều chỗ là khá nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc khai thác và buôn bán động, thực vật hoang dã qua biên giới;

- Sự phát triển mạnh mẽ của các dự án phát

triển kinh tế - xã hội luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa làm suy giảm ĐDSH của QN;

- Lượng du khách đến tham quan vịnh Hạ

Long và các KBTTN ngày càng tăng;

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi

khí hậu tác động khơng nhỏ lên ĐDSH.

3.3 Những yếu tố có tác động đến cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020.

3.3.1. Tác động do khai thác khoáng sản và phát triển cơng nghiệp

Khai thác khống sản và phát triển công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây mất ĐDSH tỉnh Quảng Ninh. Những tác động chính ảnh hưởng đến

ĐDSH là làm mất, thu hẹp nơi cư trú của sinh vật, đặc biệt là rừng tự nhiên, gây ô

nhiễm môi trường...

Việc phát triển các hoạt động khai khống đã và sẽ làm mất đi mơi trường sinh sống của sinh vật, đặc biệt là rừng tự nhiên. Năm 2010 nhu cầu gỗ sử dụng cho khai thác than hầm lò là khoảng 500.000-800.000m3. Để đạt được sản lượng than là

50 triệu tấn/năm theo quy hoạch đến năm 2020 thì nhu cầu gỗ ước tính sẽ là 2,5

triệu m3/năm. Đây là nguyên nhân rất quan trọng làm cho diện tích rừng bị suy giảm

nhanh, cây không thể tái sinh phục hồi kịp tốc độ khai thác. Đồng thời cảnh quan

khu vực bị khai thác sẽ không thể phục hồi nguyên trạng được.

Việc phát triển các khu công nghiệp (với quỹ đất dự tính là 550,4 ha đất vào

năm 2015 và 579,5 ha đất vào năm 2020) [60], tăng cường các dự án ưu tiên trong tương lai, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, cảng biển dẫn tới các nguy cơ về ô nhiễm môi trường, san gạt mặng bằng, thay đổi hệ sinh thái, cùng những sự

cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, khai thác, sản xuất.... (Tác động của các dự án ưu tiên trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo phụ lục 04 đính kèm).

3.3.2. Tác động do phát triển nơng nghiệp

Việc phát triển nông nghiệp làm cho sinh cảnh sống của nhiều loài bị đe dọa.

Đến nay, nhiều diện tích bãi triều là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài hải

nơi cư trú, sinh sản của nhiều lồi thủy hải sản. Để tăng sản lượng ni trồng thủy

hải sản và đưa “thủy hải sản thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong kinh tế của tỉnh” như quy hoạch của tỉnh đặt ra thì diện tích bãi ni sẽ tăng lên và hình

thức nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp sẽ được đẩy mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hình thức ni này hồn tồn khơng bền vững và đe dọa đến sự thối

hóa đất, suy giảm về lồi.

Việc khai thác gỗ trái phép và bn bán vận chuyển động thực vật hoang dã vẫn xảy ra thường xuyên tại các khu vực vùng núi cao. Nhiều nguồn dược liệu quý

trước đây rất phổ biến như ba kích, hồng đằng, v.v… nhưng nay đã giảm đáng kể.

Thay vì mỗi ngày người dân đào được vài kg ba kích thì nay chỉ đào được vài lạng. Tại các vùng cửa sông, ven biển và các bãi bồi, do có quá nhiều người dân tham gia khai thác thủy hải sản nên số lượng cá thể của các loài đã bị suy giảm

nghiêm trọng. Do lượng thủy hải sản khai thác ngày cáng giảm nên người dân sẵn sàng khai thác cả những con non, con chưa đến tuổi trưởng thành, thậm chí một số

lồi trước đây có giá trị kinh tế thấp, khơng phải đối tượng khai thác của người dân thì nay cũng được khai thác một cách phổ biến.

Việc khai thác bằng phương pháp hủy diệt làm chết ấu trùng, con non, những con cái đang mang trứng, làm cho quần thể không thể khơi phục được. Bên cạnh đó,

phương pháp này cịn làm ảnh hưởng đến cả những sinh vật khơng phải đối tượng khai thác nhưng sống chung môi trường với đối tượng khai thác, thậm chí cịn gây

nguy hiểm cho tính mạng của chính ngư dân.

Do diện tích đất trồng lúa ít, năng suất thấp, thóc sản xuất được không đáp

ứng đủ nhu cầu về lưong thực và chăn nuôi của người dân, đặc biệt là khu vực có

nhiều người dân tộc sinh sống nên tại các khu vực vùng cao Bình Liêu, Ba Chẽ, Hoành Bồ hiện tượng đốt nương làm rẫy vẫn xảy ra, gây suy giảm diện tích rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên có giá trị ĐDSH.

Tính ĐDSH tại các vùng cao sẽ bị suy giảm do mở rộng diện tích rừng sản xuất và rừng trồng. Các dịch vụ sinh thái bị suy giảm do tăng diện tích rừng trồng và rừng sản xuất. Đặc biệt, chức năng phòng chống lũ lụt và xói mịn bị suy giảm.

Ở Quảng Ninh, sự xuất hiện của sinh vật ngoại lai không nhiều, nhưng đã

xuất hiện rùa tai đỏ ở cả chợ bán sinh vật cảnh và ở các chùa chiền. Ốc bươu vàng có mặt ở hầu khắp các thửa ruộng, cá lau kính đã có mặt tại một số chợ bán cá cảnh,

mọt đậu Mexico đã xuất hiện trên đậu trắng trong kho hàng ở cảng… Tuy m ức độ

gây hại của các loài này chưa lớn, nhưng đây cũng là một mối đe dọa đối với ĐDSH của tỉnh.

3.3. 3 Tác động do phát triển đô thị, khu dân cư, du lịch

Việc tăng dân số với tốc độ nhanh chóng hiện nay cũng là nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng đến ĐDSH. Theo số liệu thống kê, trong vòng 10 năm (1999 – 2009) dân số Quảng Ninh tăng 148.770 người, năm 2011 là 1.172,5 nghìn người

người[18]. Dân số tăng nhanh, người dân khai thác thiên nhiên để phát triển. Đồng

thời q trình đơ thị hóa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông tăng, các hệ sinh thái tự nhiêm giảm đồng thời nguồn thải, lượng thải tăng nhanh gây ảnh hưởng đến

ĐDSH.

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có lượng khách thăm quan, du lịch lớn (số liệu cụ thể xem tại bảng 3.11) và với định hướng chuyển đổi mơ hình tăng

trưởng từ “nâu” sang “xanh”, trong thời gian tới du lịch Quảng Ninh sẽ ngày càng

phát triển, kéo theo đó nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ du lịch phát triển cũng đặt ra những thách thức trong công tác bảo tồn

ĐDSH, bao gồm quản lý việc khai thác nguồn lợi sinh vật, thay đổi mục đích sử

dụng đất để phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch, ô nhiễm môi trường, ....

Bảng 3. 11. Số lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2012

TT Năm Lƣợt khách (1000l/ngƣời)

Tổng số Khách quốc tế

1 2008 4.373.000 2.308.000

2 2009 4.650.000 1.825.000

4 2011 (ước) 6.459.000 2.536.000

5 2012 (ước) 7.005.000 2.490.000

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 1955-2011 Việc chuyển đổi đất tại Vườn quốc gia Bái Tử Long từ mục đích bảo tồn sang đất phát triển du lịch đã gây ra nhiều mâu thuẫn tại địa phương, đồng thời làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn ĐDSH của Vườn nói riêng và của tỉnh nói chung.

3.3.4. Tác động của Biến đổi khí hậu

Trong thời gian tới, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đối với các hệ sinh thái tự nhiên và ĐDSH tỉnh Quảng Ninh sẽ còn nhiều diễn biến

phức tạp với mức độ tác động là rất lớn, có thể làm thay đổi hoặc biến mất các hệ

sinh thái đặc thù tại địa phương.

Bảng 3. 12. Các khu vực, lĩnh vực và đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

TT Yếu tố tác

động Vùng nhạy cảm, dễ tổn thƣơng Ngành/lĩnh vực dễ tổn thƣơng

1 Gia tăng nhiệt độ

Trên địa bàn toàn tỉnh nhưng vùng ven biển chịu tác động mạnh nhất (Tp.Móng Cái, Vân Đồn, Yên Hưng, Cô Tô...

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) và an ninh lương thực.

- Sức khỏe cộng đồng (người cao tuổi, trẻ em, người lao động ngoài trời..)

2 Nước biển

dâng

- Các huyện ven biển TP Hạ

Long, Móng Cái, H.Yên Hưng

(đảo Hà Nam), Cô Tơ, Vân

Đồn… và các khu vực có địa hình trũng thấp thuộc các huyện Ba Chẽ, Đông Triều.

- Hệ sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, rạn san hô.

- Huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, đảo Quan Lạn, Thanh Lâm.

- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản)

- Tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm)

- Cơ sở hạ tầng, khu du lịch (Vân Đồn,

3

Bão và áp

thấp nhiệt đới

Dải ven biển: Thành phố Hạ Long, Thành phố Móng Cái, Thị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 82)