Công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 38)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Hiện trạng

1.2.2. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Quảng Ninh

1.2.2.1 Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về đa dạng sinh học Quảng Ninh

Cho đến nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về ĐDSH của Quảng Ninh như [46]:

- Các cơng trình nghiên cứu về động vật có xương sống có: nghiên cứu về thú của Lê Hiền Hào (1962), Đào Văn Tiến (1995), Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2011), nghiên cứu về chim của Trương Văn Lã và nngk (2005); Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2011); về bị sát, lưỡng cư có Nguyễn Quảng Trường và Nguyễn Văn

Sáng (2000), ngồi ra cịn có nghiên cứu của Hoàng Trung Thành và nngk (2007); J. J. Vermenlen và nngk (2003); B. Sket và P. Trontelj (2003); Huỳnh Thị Kim Hối và nngk (2009)...

Các cơng trình nghiên cứu về thực vật cạn và cây thuốc có: Nguyễn Tiến Hiệp và nngk (2003); Phùng Văn Phê, Trần Minh Hợi (2007); Nguyễn Thế Cường và nngk (2007); Dương Đức Huyến và nngk (2007)...

Các cơng trình nghiên cứu về đa dạng sin học nước ngọt có: Nguyễn Thùy Liên và nngk (2007); Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thành Nam (2007); Mai Đình Yên, Trần Định (1969); Mai Đình Yên (2006).

- Các cơng trình nghiên cứ về đa dạng sinh học ven biển và biển có:

+ Nghiên cứu về rong biển, cỏ biển, rừng ngập mặn của Trần Thái Tuấn

(2010); Mai Sĩ Tuấn và ctv (2010); Nguyễn Quốc Trường (2010); Nguyễn Văn Tiến

và nngk (2008); Phan Hồng Dũng (2003); Nguyễn Văn Tiến (1998); Đỗ Thị Thư (1966); Phạm Khánh Linh, Đỗ Thị Xuyên (2009).

+ Nghiên cứu về động vật không xuống sống: Lương Văn Kẻn và nngk

(2003); Đỗ Công Thung và nngk (2003); Nguyễn Văn Chung và nngk (1980); Lăng Văn Kẻn, Nguỹen Duy Đạt (1994); Lăng Văn Kẻn (1998); Trần Hữu Doanh, Nguyễn Thị Bích (1966); Trần Hữu Doanh, Nguyễn Như Tùng (1966); Nguyễn Khắc Đỗ (1966); Hồ Thu Cúc (1966); Nguyễn Xuân Dục (1990); Nguyễn Quốc Khánh và nngk (2009); Nguyễn Thị Xuân Phương và nngk (2009); Nguyễn Hoài Nam và nngk (2008); Đỗ Văn Nhượng (2004).

+ Các nghiên cứu về các và động vật có xương sống có: Nguyễn Hữu Dực

(2010); Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng (2001); Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng (2001); J. Pellegrin (1905) ; A. Gruvel (1925).

- Các nghiên cứu về đa dạng hệ sinh thái có thể kể đến là A. Gruvel (1925) ;

Mai Đình Yên (1994) ; Đỗ Cơng Thung (2004)...

Mặc dù có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về ĐDSH tại Quảng Ninh nhưng phần lớn các cơng trình này mới chỉ dừng lại ở mức độ khu hệ và đặc điểm thành phần, phân bố của ĐDSH ở Quảng Ninh. Các nghiên cứu về đặc điểm đa dạng sinh thái, sinh học trong mối liên hệ hữu cơ với môi trường và công tác quản lý, bảo tồn còn hạn chế. Một trong số những kết quả nghiên cứu có thể nói là tổng hợp nhất là của Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2012) về đánh giá hiện trạng ĐDSH và xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

Các điều tra, nghiên cứu về ĐDSH và tài nguyên sinh vật trên đi ̣a bàn tỉnh đều cho thấy tài nguyên sinh vâ ̣ t của tỉnh Quảng Ninh là rất phong phú , song tất cả

các dạng ĐDSH ở đây gờm: đa dạng về lồi, đa dạng về hệ sinh thái/cảnh quan, đa

dạng về nguồn gen di truyền đều đang bị suy thoái , bất chấp những nỗ lực của các cấp chính quyền và các tổ chức khác nhau.

Bảng 1. 3. Biến động một số loại rừng chủ yếu giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị tính: ha Loại rừng 1999 2005 2010 Biến động 1999 - 2005 2005 – 2010 Rừng tự nhiên 170.809 167.502 147.329 - 3.307 - 20.173 + Rừng gỗ 120.291 116.751 110.455 - 3.540 - 6.296 + Rừng tre nứa 14.679 13.678 8.656 - 1001 - 5022 + Rừng hỗn giao gỗ - tre 12.870 11.851 7.872 - 1019 - 3979 + Rừng ngập mặn 22.969 21.738 20.346 - 1231 - 1392 + Rừng núi đá - 3.484 - + 3484 - 3484 Rừng trồng 50.988 100.903 163.029 + 49915 + 62126

(Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2012)

Bảng 1. 4. Ƣớc tính sự biến thiên diện tích thảm cỏ biển tại một số vùng từ năm 2000 - 2008

Nguyên nhân của sự suy thoái cũng giống như ở các tỉnh khác ở trong nước.

Đó là :

 Khai thác quá mức, khai thác hủy diệt ;

 Chuyển đổi sử dụng đất đai, diện tích rừng, các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp nhanh ;

 Ơ nhiễm mơi trường các loại ;

 Nhập bừa bãi các loài ngoại lai xâm hại.

Các hoạt động về bảo vệ ĐDSH ở tỉnh Quảng Ninh tuy đã có nhưng phải đánh giá là chưa tốt. Các Vườn quốc gia Bái Tử Long, khu Bảo tồn thiên nhiên Kỳ Thượng, rừng quốc gia Yên Tử, khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long… đang xuống cấp nhanh do công tác quản lý yếu, luôn luôn bị các dự án phát triển kinh tế - xã hội xâm phạm. (Khai thác tài nguyên, du lịch, giao thông, phát triển đơ thị…). Các lồi q hiếm có trong Sách Đỏ đang có mặt ở Quảng Ninh đã mất dần.

Nguồn: Nguyễn Huy Yết, 2011

Hình 1. 1. Diễn biến phạm vi phân bố của rạn san hô tại Vịnh Hạ Long - Cát

Tất cả các điều tra đã trình bày ở trên đòi hỏi tỉnh Quảng Ninh phải tăng cường các hoạt động về Bảo tồn ĐDSH.

1.2.2.3. Những vấn đề cần giải quyết trong bảo tồn đa dạng sinh học Quảng Ninh và định hướng nghiên cứu luận văn

Trước những thách thức to lớn trong công tác bảo tồn đa dạng do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tác động đến, nhất là đối với Việt Nam nói chung và tinh Quảng Ninh nói riêng do việc phát triển vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cần có những nghiên cứu một cách tổng quát về công tác bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh để xây dựng được các giải pháp để tăng cường công tác bảo tồn ĐDSH, đảm bảo phát triển và bảo tồn.

Bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng, dựa trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích trong việc bảo tồn là xu thế tương lai để phát triển bền vững.

Vì vậy để đánh giá tổng quát và đề xuất các giải pháp bảo tồn tỉnh Quảng

Ninh, đề tài luận văn sẽ tập trung vào tổng hợp, phân tích các tài liệu dự án, báo cáo, số liệu thu thập được để đánh giá về công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh và phân tích kết quả phiếu điều tra thu thập được để đánh giá nhận thức, kiến thức của nhân dân về bảo tồn ĐDSH cũng như việc tiếp cận, phổ biến các thông tin, hoạt động bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh của người dân, ý thức của nhân dân trong việc tham gia bảo tồn ĐDSH. Đối tượng thực hiện khảo sát sẽ tập trung vào những người đã có kinh nghiệm đi làm và có độ tuổi từ 23 – 55 tuổi.

CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)