Những góp ý và đề xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại nhà khách Trúc Bạch, số 1 Trấn Vũ – Ba Đình – Hà Nội (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG IV : NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ

4.2. Những góp ý và đề xuất

4.2.1. Đối với cơ sở thực tập

Qua quá trình thực tập tại Nhà khách Trúc Bạch em thấy quá trình hoạt động kinh doanh của Nhà khách đã đạt những hiệu quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế.

- Danh mục sản phẩm trong nhà khách vẫn cịn ít, chưa phong phú, đa dạng. Thực đơn chủ yếu mới đáp ứng được nhu cầu của những khách trong các buổi hội thảo, họp gặp mặt của hội cựu chiến binh hay các cuộc họp diễn ra trong thời gian ngắn. Cịn đối với tiệc cưới thì thực đơn cịn ít chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách đa dạng phong phú.

- Công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới chưa được thực sự chú trọng phát triển. Trong khi nhu cầu của các khách hàng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ, trang trí trình bày món ăn, sự phong phú đa dạng của sản phẩm.

- Đối với chất lượng dịch vụ phục vụ của Nhà khách đôi khi khách hàng đánh giá chưa cao. Do quá trình chế biến và phục vụ còn chưa đảm bảo một

cách chặt chẽ theo đúng quy định và tiêu chuẩn, dẫn đến không đảm bảo chất lượng phục vụ.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa được sử dụng hết công suất dẫn đến việc lãng phí.

- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chưa được bố trí phân cơng lao động hợp lý.

- Đội ngũ nhân viên cịn có tính ỷ lại chưa linh hoạt cao. - Chất lượng phòng tiệc chưa được khách hàng đánh giá cao.

Một số nguyên nhân dẫn đến những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động của Nhà khách:

a) Do mục đích ban đầu

Do mục đích ban đầu của Nhà khách được xây dựng lên để phục vụ nhiệm vụ chính trị là chính chứ khơng phải do kinh doanh nên khi đi vào hoạt động sẽ gặp phải những khó khăn bỡ ngỡ trên thị trường và có những hạn chế nhất định. Thời gian đầu, Nhà khách hoạt động theo cơ chế bao cấp rồi sau đó mới chuyển sang cơ chế tự hạch toán tự chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh của mình nên khả năng phản ứng nhanh nhạy đối với các biến động của mơi trường kinh doanh cịn chưa cao. Tính chủ động sáng tạo đưa ra các sản phẩm ăn uống, quá trình phục vụ khách, đầu tư bố trí nguồn lực để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng cịn thấp.

b) Do cơng tác quản lý nhân lực chưa hiệu quả

Cơng tác quản lý nhân lực cịn gặp phải nhiều vấn đề:

- Khâu tuyển dụng nhân lực : Nhà khách Trúc Bạch thuộc sự quản lý của Bộ Tổng Tham Mưu - Bộ Quốc Phòng, nhiều nhân viên của Nhà khách được nhận vào do những ưu tiên nhất định, dẫn đến nhiều nhân viên chưa đảm bảo trình độ để đảm nhận công việc. Do vậy cần đảm bảo đúng các bước trong khâu tuyển dụng, nâng cao hiểu quả trong cơng tác tuyển dụng.

- Khâu bố trí và sử dụng nhân lực: Cơng tác bố trí, sử dụng nhân lực còn chưa hợp lý cộng với đặc điểm riêng của Nhà khách đó là sản phẩm dịch vụ có tính thời vụ dẫn đến nguồn nhân lực dư thừa, lãng phí.

- Khâu đào tạo và đãi ngộ nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân viên cần được bồi dưỡng đào tạo thường xuyên để có thể đáp ứng nhu cầu công việc. Lương, thưởng của cán bộ cơng nhân viên cịn chưa cao.

Đề xuất:

1. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của Nhà khách Trúc Bạch

Nhà khách cần có những chính sách chiến lược cụ thể để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Cần giám sát kiểm tra chặt chẽ quy trình hoạt động, chế biến, phục vụ khách hàng tránh những sai sót làm giảm uy tín chất lượng của Nhà khách.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Nhà khách Trúc Bạch

Năm 2011, Nhà khách có 100 cán bộ cơng nhân viên, ban giám đốc điều hành quản lý hoạt động của 4 phòng, ban. Nhà khách cần đưa ra, hoạch định những chiến lược cụ thể, sử dụng các chính sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực. Sử dụng, quản lý nguồn nhân lực hợp lý, sử dụng đúng người đúng việc. Từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Nhà khách.

3. Hồn thiện chính sách sản phẩm tại Nhà khách, phương hướng xây dựng phát triển sản phẩm mới cho Nhà khách Trúc Bạch

Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, hồn thiện phát triển chính sách sản phẩm. Cần phải tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường, nhu cầu của các tập khách hàng mục tiêu mà Nhà khách hướng tới từ đó đưa ra được sản phẩm thích hợp và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

4.2.2. Đối với cơ sở đào tạo

Khoa học du lịch là một ngành khoa học ứng dụng, do đó việc tiếp cận thực tế là một việc làm hết sức cần thết với mỗi sinh viên du lịch. Qua các chương trình thực tế thì sinh viên mới thấy được mình đã có những gì và cịn

những gì phải học hỏi thêm. Các chương trình học trên lớp nhiều khi bị xa rời thực tiễn do đó việc đi thực tế tại các doanh nghiệp du lịch là cơ hội rất tốt cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào công việc, có thể hình dung ra cơng việc mình sẽ phải làm sau khi ra trường. Sau khi kết thúc đợt thực tập này em có một số ý kiến với nhà trường như sau:

- Trong chương trình đào tạo của sinh viên khoa văn hóa du lịch nên tổ chức nhiều chương trình cho sinh viên đi thực tế tại các tuyến điểm du lịch, các công ty du lịch, các nhà khách, khách sạn nhiều hơn nữa.

- Tổ chức các cuộc nói chuyện với sinh viên để định hướng nghề nghiệp. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều sinh viên sau khi ra trường thì khơng biết mình sẽ làm được những cơng việc gì, ở các cơ quan nào.

- Tổ chức nhiều các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa với mục đích giúp cho sinh viên có kiến thức thực tế, tạo sự đồn kết giữa các thành viên trong lớp, cũng như có cơ hội để các sinh viên tự thể hiện mình, tự tin trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại nhà khách Trúc Bạch, số 1 Trấn Vũ – Ba Đình – Hà Nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)