Một số khái niệm và định nghĩa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giảm đau của ketamin liều thấp trong dự phòng đau sau mổ bụng trên (FULL TEXT) (Trang 29 - 31)

- Giảm đau dự phòng (preemptive analgesia) là sử dụng thuốc từ trước lúc rạch da, ngăn cản hiện tượng nhạy cảm trung ương gây ra bởi tổn thương do phẫu thuật và tổn thương do viêm trong thời gian mổ và giai đoạn đầu sau mổ [23], [41], [48], [54].

- Hiện tượng tăng đau (hyperalgesia) là đáp ứng quá mức với kích thích đau. - Hiện tượng allodynia là hiện tượng mà cảm giác đau khởi phát bởi các kích thích khơng gây đau.

- Hiện tượng lên dây cót (wind-up) là hiện tượng tế bào thần kinh ở sừng sau tủy sống trở nên nhạy cảm, khi bị kích thích sẽ cảm nhận đau hơn trước [75].

- Nhạy cảm trung ương (central sensitization) là những thay đổi sau tổn thương vẫn tồn tại ở hệ TKTƯ dẫn đến tăng nhạy cảm với kích thích đau.

- Tăng kích thích trung ương (central hyperexcitibility) là đáp ứng kéo dài và quá mức của tế bào thần kinh với các kích thích đau sau mổ [54].

- Ketamin liều thấp (small-dose ketamine) được định nghĩa là liều nhỏ hơn 2 mg/kg nếu tiêm bắp, nhỏ hơn 1 mg/kg nếu tiêm tĩnh mạch hoặc ngoài màng cứng và 1-3 mcg/kg/phút nếu truyền liên tục tĩnh mạch hoặc ngoài màng cứng bằng bơm tiêm điện [30].

- Ảo giác (Hallucination) là cảm giác, tri giác như có thật về một sự vật, một hiện tượng khơng hề có trong thực tại khách quan. Ảo giác xuất hiện

và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân, có thể kèm theo hay khơng kèm theo rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn tư duy (mất phê phán về tri giác sai lầm của mình). Ảo giác có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thực hay xuất hiện riêng lẻ [20].

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả giảm đau của ketamin liều thấp trong dự phòng đau sau mổ bụng trên (FULL TEXT) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w