3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài
1.1.1.2. Khái niệm bán hàng đa cấp bất chính
BHĐC hiện nay được xem như là một phương thức kinh doanh hiện đại, được rất nhiều các nhà kinh doanh sử dụng với những ưu thế vượt trội so với hình thức bán hàng thơng thường. Tuy nhiên, vì cách thức vận hành của mơ hình BHĐC có những đ c thù riêng và sự hiểu biết về hình thức kinh doanh này đối với đại bộ phận người dân còn hạn chế, dẫn đến một
số DN kinh doanh đa cấp lợi dụng, lừa đảo, biến tướng tiêu cực để nhằm thu lời bất chính, hiện tượng kinh doanh khơng chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn phát triển mạnh trên thế giới.
Thuật ngữ BHĐC bất chính trên thế giới được sử dụng với các tên gọi khác nhau như:
illegal Multi – Level Marketing (bán hàng đa cấp bất chính), illegal polyhierarchy (đa cấp bất chính) hay Pyamid Scheme (mơ hình kim tự tháp).
BHĐC bất chính xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ trước tại M , Glen Turner là người thành lập ra cơng ty Glen W.Turner Enterpises. Ơng đã làm chấn động nước M bởi hai tập đồn lớn nhất có tên Koscot Interplanetary và Dare to Be Great. Bị cuốn hút bởi cơ hội kiếm tiền mở ra, hàng nghìn người đã quy tụ về Turner. Rất nhiều chủ DN đã chịu ơn ông về thành công của họ. Nhờ nỗ lực của Glen Terner-một người đã hướng dẫn nhiều những k năng làm việc mới vào kinh doanh mạng, kinh doanh theo mạng đã mang bản chất mới. Ông nhận thấy rõ vai trò của thành đạt cá nhân trong cuộc sống con người. Ông chỉ cho mọi người thấy những chân trời mới trong cuộc sống và khẳng định rằng mỗi người đều có tiềm năng lớn lao để đạt được mọi mục đích. Ơng thành lập cơng ty và dạy cho mọi người k năng thành đạt, giúp cho họ khai thác khả năng tiềm ẩn rất lớn trong mỗi con người. Rất nhiều người nhờ áp dụng chương trình huấn luyện của ơng đã tìm thấy và đánh thức được những bản chất tốt đẹp nhất và đạt nhiều thành quả lớn. Chương trình huấn luyện của ông vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, Glen W.Turner Enterprises cũng chính là người đã hồn tất cơ chế làm việc kiểu “Kim tự tháp lừa
bịp-mơ hình hình tháp ảo”. Các nhà phân phối của Turner kiếm tiền bằng việc tuyển mộ, lôi kéo
dụ dỗ người khác vào hệ thống bán hàng [81-Tr45].
Để lí giải mơ hình Pyamid Scheme (mơ hình kim tự tháp), trong bài viết Pyramid
scheme đã đưa ra mơ hình và phân tích:
Sơ đồ kim tự tháp (sơ đồ bán hàng đa cấp bất chính)
1 10 100 1,000 10,000 100,000 1,000,000 10,000,000 100,000,000 1,000,000,000 10,000,000,000
Một kế hoạch bán hàng theo mơ hình kim tự tháp là hệ thống kiếm tiền gian lận, địi hỏi dịng tuyển dụng vơ tận để thành cơng. Các tân binh đưa tiền cho các nhà tuyển dụng và tranh thủ những tân binh mới để cho họ tiền. Gọi là sơ đồ kim tự tháp vì hình dạng của kim tự tháp: hình tam giác ba chiều. Nếu một kim tự tháp được bắt đầu bởi một người
ở trên đỉnh chỉ có 10 người bên dưới anh ta, và 100 người bên dưới họ, và 1000 người bên dưới họ, v.v. Đây là một sơ đồ kim tự tháp đơn giản, nhà tuyển dụng được yêu cầu đưa một khoản tiền, ví dụ 100 đơ la, cho một nhà tuyển dụng. Tuyển dụng mới sau đó thêm 10 người tham gia, để bỏ 100 đơ la mỗi người. Trong ví dụ mỗi nhà tuyển dụng đưa ra 100 đô la để đổi lấy 900 đô la (100 đô la từ mỗi người trong số 10 người tham gia mạng lưới của anh ta trừ đi 100 đô la mà anh ta đã cho nhà tuyển dụng của mình). Để khơng ai mất tiền, việc tuyển dụng phải tiếp tục mãi mãi [118].
Dưới góc độ kinh tế BHĐC bất chính được một số các nhà nghiên cứu đưa ra như sau:
Tác giả Susan Ward (M ),trong bài viết Learn to Distinguish between Multi –
Level Marketing and Pyramid Schemes đưa ra các dâu hiệu để nhận biết hành vi BHĐC
bất chính như: Phải đóng một khoản tiền trước khi tham gia mạng lưới đa cấp, không mua lại hàng hóa với giá trị ban đầu ít nhất là 80%, tiền hoa hồng được hưởng không phải từ việc bán hàng mà từ việc dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới đa cấp, chất lượng hàng hóa bán không đúng như quảng cáo [104].
Với quan điểm của Radha Rani - Học giả nghiên cứu, Khoa thương mại, Đại học Maharshi Dayanand, Rohtak, Ấn Độ và Narender Kumar -Giáo sư, Khoa thương mại, Đại học
Maharshi Dayanand, Rohtak, trong bài viết:“BHĐC và bán hàng theo mơ hình kim tự tháp”. Hai
nhà nghiên cứu cho rằng: Bán hàng theo mơ hình kim tự tháp về cơ bản là gian lận.Trong kế hoạch bán hàng này, việc làm thế nào có nhiều các thành viên trong hệ thống được chú trọng hơn chứ việc bán sản phẩm. DN khơng có sản phẩm ho c sản phẩm khơng có giá trị ho c đơi khi sản phẩm được định giá quá cao so với chất lượng. Lợi nhuận có được phụ thuộc vào việc tiếp nhận thành viên mới. Các thành viên mới muốn tham gia mạng lưới bán hàng này phải đóng một khoản tiền khá cao. Trong hệ thống này, mạng lưới được tổ chức là một chuỗi vô tận của các thành viên mới. Nhưng cuối cùng bão hịa thị trường xảy ra, khơng thể tiếp nhận thêm thành viên mới và những người mới ở tầng đáy sẽ là những người thiệt hại, các thành viên trên đỉnh kim tự tháp là những người duy nhất đạt được nguồn lợi tài chính [105].
Theo Hiệp hội bán hàng trực tiếp của Hoa Kỳ thì: ―kinh doanh đa cấp bất
chính là một chuỗi người (gồm nhiều tầng) mà trong đó những người thuộc tầng cuối cùng trả tiền cho một vài người ở tầng cao nhất‖.
Như vậy, định nghĩa của hiệp hội bán hàng trực tiếp Hoa Kỳ cho thấy cấu trúc của mơ hình BHĐC bất chính cũng giống như BHĐC chân chính, phân phối viên tham gia mạng lưới có quyền tuyển thêm phân phối viên mới và nhờ đó quy mơ mạng lưới ngày càng mở rộng. Tuy nhiên trong BHĐC bất chính những người cấp dưới sẽ trả tiền cho những người thuộc cấp trên dưới hình thức các khoản đóng góp phát sinh từ việc tham gia mạng lưới.
Dưới góc độ pháp lý, có rất nhiều các văn bản luật ở các quốc gia đã định nghĩa, đưa ra các dấu hiệu nhận dạng hành vi BHĐC bất chính:
Luật chống mơ hình tháp ảo của Hoa Kỳ định nghĩa: ―kinh doanh đa cấp bất
chính (pyramid promotional shemes) là một kế hoạch mà trong đó người tham gia quan tâm đến quyền được nhận tiền hoa hồng chủ yếu từ việc tuyển người mới tham gia vào mạng lưới hơn là từ tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho những người tham gia khác hoặc bởi những người tham gia cho người khác‖ [125].
Luật Bảo vệ người tiêu dùng Bang Illinois (M ) định nghĩa BHĐC bất chính là ―bất kỳ
kế hoạch hoặc sự tổ chức kinh doanh trong đó một cá nhân trả tiền có cơ hội nhận được lợi ích bằng tiền hoặc bằng các giá trị khác, mà những lợi ích này chủ yếu dựa vào việc giới thiệu, dụ dỗ người khác tham gia vào kế hoạch hoặc mơ hình kinh doanh này, khơng tính đến số lượng người tham gia; lợi ích họ nhận được không phụ thuộc vào số lượng hoặc doanh số bán hàng hóa, dịch vụ đã bán cho người khác để sau đó bán tiếp cho người tiêu dùng” [116].
Ngồi ra, các cơ quan có thẩm quyền ở Hoa Kỳ thường dẫn chiếu về BHĐC bất chính trong phán quyết của Ủy Ban thương mại Liên bang đối với vụ kiện công ty Koscot Interplanetery, Inc: “Kinh doanh đa cấp bất chính là mơ hình mà trong đó người tham gia
phải trả một khoản tiền cho công ty để được quyền bán sản phẩm và được quyền nhận tiền thưởng từ việc tuyển những người khác tham gia vào chương trình mà những khoản thu nhập đó khơng liên quan đến việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng thực sự” [126].
Ở Việt Nam, thuật ngữ BHĐC bất chính lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 48 của LCT 2004 và được coi là hành vi CTKLM. Nhưng điều này không đưa ra định nghĩa mà chỉ đưa ra dấu hiệu nhận diện BHĐC nhằm thu lợi bất chính. Đây chính là các điều kiện để xác định ranh giới ―chân chính‖ hay ―bất chính‖, tức là xác định tính hợp pháp hay bất hợp pháp của BHĐC.
Trong Nghị định 42/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp không sử dụng thuật ngữ BHĐC bất chính mà sử dụng thuật ngữ BHĐC theo mơ hình kim tự tháp (là hình thức BHĐC bất chính) tại Khoản 10 Điều 3: ―Kinh doanh theo mơ hình kim tự tháp là
việc tiến hành hoạt động KDTPTĐC, trong đó thu nhập của người tham gia xuất phát chủ yếu từ việc tuyển dụng người tham gia mới; việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới”.
Với quy định này có thể nhận diễn rõ kinh doanh theo mơ hình kim tự tháp là hành vi BHĐC bất chính bởi các dấu hiệu được liệt kê trong định nghĩa này đều đi ngược lại với hành vi BHĐC chân chính xâm phạm vào lợi ích của các chủ thể có liên quan.
Tuy nhiên hiện nay, LCT 2004 và Nghị định số 42/2010/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành. Quản lý KDTPTĐC được thực hiện theo Nghị định số 40/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trong nghị định này khơng đưa khái niệm BHĐC bất chính mà chỉ quy định hành vi bị cấm đối với BHĐC. Quy định cấm này có khá nhiều hành vi được nhận diện là hành vi BHĐC bất chính tương đồng trong LCT 2004.
Ngoài những quy định của pháp luật và quan niệm của một số tác giả về BHĐC bất chính. Để giải thích thuật ngữ ―bất chính‖ có một số từ điển lý giải như sau:
Theo từ điển Black‘s Law dictionary từ “illicit” được giải thích là illegal or
improper nghĩa là bất chính, khơng chính đáng, trái đạo đức, trái pháp luật [85-tr815]. Từ
điển Tiếng Việt từ ―bất chính” được giải nghĩa là khơng chính đáng, khơng ngay thẳng [31-tr27], hay Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, ―bất chính‖ là khơng chính đáng, trái với đạo đức luật pháp[82-Tr132].
Để nói về trái với chuẩn mực đạo đức kinh doanh thì cần phải xác định được nội hàm của đạo đức kinh doanh là gì? Nghiên cứu về ―đạo đức kinh doanh‖ xuất phát từ đạo đức nói chung của con người. Đạo đức là một truyền thống lâu đời bắt nguồn từ những niềm tin của tơn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức liên quan đến những cam kết và luôn lý, trách nhiệm và công bằng xã hội. Đạo đức trong tiếng anh là ―Ethics‖, từ này bắt nguồn trong tiếng Hy Lạp ―Ethiko‖ và ―Ethos‖ nghĩa là phong tục tập quán. Hai danh từ này chứng tỏ rằng khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các
quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”. Đạo đức phản ảnh tính cách của cá nhân và trong
Đạo đức kinh doanh trong tiếng Anh là Business Ethics, là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh được đề cập và nghiên cứu từ rất lâu đời. Cho đến nay định nghĩa đạo đức kinh doanh đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra. Chính vì vậy, giáo sư Phillip V.Lewis từ trường Đại học Abilene Christian Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập 185 định nghĩa được đưa ra trong các sách giáo khoa và bài nghiên cứu từ năm 1961 đến năm 1981. Sau khi tìm ra những điểm chung của các định nghĩa, ơng tổng hợp lại và đưa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh như sau: ―Đạo đức kinh doanh là tất cả các nguyên tắc,
tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp, chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực của một tổ chức trong những trường hợp nhất định” [97].
Điều này có thể thấy, đạo đức kinh doanh chính là thể hiện sự trung thực, tuân
thủ pháp luật, tôn trọng quyền lợi của khách hàng. Đạo đức kinh doanh là yếu tố nền
tảng cho sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp, tăng cường sự trung thành của nhân viên, điều chỉnh hành vi của doanh nhân, nâng cao hình ảnh DN và từ đó nâng cao lợi nhuận của DN. Muốn đạt được thành công bền vững, các DN phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho DN.
Rõ ràng, doanh nghiệp BHĐC hợp pháp trong quá trình hoạt động phải thể hiện hành
vi kinh doanh chân chính, biểu hiện như: - Tuân thủ pháp luật
- Tôn trọng truyền thống, tập quán kinh doanh - Phù hợp với đạo đức kinh doanh
- Phù hợp với thông lệ quốc tế
- Là động lực phát triển kinh tế -xã hội.
Điều này có nghĩa rằng, hành vi BHĐC bất chính là việc các DN BHĐC đi ngược lại với các biểu hiện trên. Từ các góc độ nghiên cứu và sự phân tích về thuật ngữ nêu trên có thể thấy BHĐC bất chính là hành vi kinh doanh khơng trung thực, khơng minh bạch, khơng chính đáng, lừa đảo, trái với đạo đức và tập quán kinh doanh, vi phạm pháp luật của DN bằng những cách thức khác nhau nhằm kiếm lời một cách bất chính.
Vì vậy, BHĐC bất chính có thể định nghĩa như sau: ―BHĐC bất chính là hành vi kinh
doanh theo phương thức đa cấp mà trong đó DN, người tham gia bán hàng đã sử dụng các thủ đoạn lừa dối, vi phạm pháp luật về BHĐC hoặc trái với chuẩn mực đạo đức, tập quán kinh doanh nhằm chiếm dụng tài chính của người tham gia mạng lưới bán hàng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng nhằm trục lợi bất hợp pháp. DN thực hiện hành
vi BHĐC bất chính có thể là các DN đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về BHĐC hoặc không đăng ký kinh doanh theo phương thức đa cấp.”
BHĐC bất chính m c dù cũng mang một số dấu hiệu giống với BHĐC chân chính như: người tham gia đều được tổ chức theo cấu trúc hình tháp nhiều tầng và mỗi người đều có quyền tuyển dụng người tham gia vào mạng lưới, nên rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, mơ hình này cũng có nét khác riêng biệt, qua phân tích đ c điểm của BHĐC bất chính đồng thời so sánh, đối chiếu với những đ c điểm của kinh doanh đa cấp chân chính sẽ cho thấy rõ ràng hơn về sự khác biệt trong mơ hình này. Dù hiểu ở góc độ nào thì BHĐC bất chính cũng là một kế hoạch, một âm mưu mà trong đó DN và những người thuộc tầng trên trong mạng lưới người tham gia được hưởng các khoản lợi ích kinh tế chủ yếu từ tiền đóng góp của những người mới tham gia chứ không phải lợi nhuận của việc bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng.
Từ định nghĩa và các quy định của pháp luật, hành vi BHĐC bất chính phải đáp ứng 2 điều kiện: (Một) đó là thực hiên một trong số những hành vi mà pháp luật cấm.
(Hai) là các hành vi BHĐC được xác định nhằm thu lợi bất chính.
Dựa vào bản chất của phương thức BHĐC và các quan điểm, định nghĩa về BHĐC bất chính, có thể xác định BHĐC bất chính có những đ c điểm như sau:
Thứ nhất, yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia vào hệ thống
Các DN BHĐC bất chính thường thường tìm cách dụ dỗ, lôi kéo người tham gia BHĐC bỏ ra một khoản tiền để vào mạng lưới BHĐC xem như là chi phí gia nhập hệ