Chế tài Hình sự

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 111 - 114)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính

2.1.3.3. Chế tài Hình sự

Chế tài hình sự đối với hành vi BHĐC bất chính được quy định cụ thể trong BLHS 2015 sửa đổi 2017 đối với cả cá nhân và DN. Việc bổ sung một điều luật cụ thể để xử lý hoạt động BHĐC tại thời điểm này là rất cần thiết vì suốt trong thời gian dài vừa qua hoạt động BHĐC trên thực tế đã gây thiệt hại rất lớn tới những người tham gia, tạo sự hoang mang, phẫn nộ trong đời sống xã hội.

Một, theo Điều 217a BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với hành vi cá nhân tổ chức

hoạt động KDTPTĐC mà khơng có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC ho c không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này ho c đã bị kết án về tội này bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng nếu chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; Hành vi thu lợi bất chính bị phạt từ 200 trăm triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; hành vi BHĐC gây thiệt hại cho người khác phạt từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Điều 290 Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Hai, theo Điều 217a BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, mức phạt tiền từ 1 tỷ đồng

đến 5 tỷ đồng áp dụng đối với cá nhân, DN BHĐC phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên; gây thiệt hại cho người khác 1,5 tỷ trở lên; quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên;

Thứ hai, về phạt tù đối với cá nhân tham gia mạng lưới BHĐC và doanh nghiệp BHĐC bất chính

(i) Theo Điều 217a BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

- Với cá nhân tổ chức hoạt động KDTPTĐC mà khơng có giấy chứng nhận đăng ký hoạt BHĐC ho c không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC thuộc một trong các trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này ho c đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Đối với cá nhân thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;

- Gây thiệt hại cho người khác từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và Điều 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của BLHS 2015 phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

- Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên; gây thiệt hại cho người khác 1,5 tỷ đồng trở lên; Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với cá nhân phạm tội.

- Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm hành nghề ho c làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(ii) Theo điểm c khoản 1 điều 292 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đối với cá nhân hành vi cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thơng nhằm kinh doanh đa cấp sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

(iii) BHĐC bất chính thể hiện ở những dấu hiệu, hành vi không lành mạnh trái quy định của pháp luật như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cụ thể:

- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng ho c dưới 2 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm ho c phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Hành vi cưỡng đoạt tài sản có quy định tại Điều 170 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực ho c có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trước khi có Điều 217a được thơng qua thì BLHS khơng có điều khoản nào về xử lý hoạt động BHĐC, chính vì lẽ đó khi phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật từ những công ty đa cấp do chưa có quy định về tội cụ thể liên quan đến hoạt động này nên các cơ quan tố tụng thường quy kết hoạt động đó vào hai tội danh chủ yếu là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ho c tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản việc này là khá khiên cưỡng và không phản ánh đúng bản chất vụ việc. Thực tế cho thấy, trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội đã có ý định chiếm đoạt tài sản của người bị hại ngay từ ban đầu. Giả sử trường hợp công ty đa cấp ban đầu khơng có hành vi lừa đảo, khơng có dấu hiệu gian dối, thực hiện đầy đủ những cam kết của mình với những người mua hàng, nhưng trong quá trình hoạt động của mình cơng ty đa cấp này mắc sai lầm trong quản lý tài chính, vi phạm các quy định về kế tốn, khuyến mại, thưởng hoa hồng,… mà làm thất thoát tài sản dẫn đến gây thiệt hại cho những người mua hàng mà các cơ quan tố tụng xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản rõ ràng là không phản ánh đúng bản chất vụ việc, ảnh hưởng tới quyền lợi của công ty đa cấp cũng như xuất hiện dấu hiệu oan sai là chưa đúng tội danh, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam.

Quy định tội danh mới này (Điều 217a) đã tạo ra một hành lang pháp lí phù hợp để xử lí kịp thời, chính xác những hành vi vi phạm trong hoạt động KDTPTĐC. Trước khi có tội danh này, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về KDTPTĐC chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến việc khơng đủ tính răn đe nên việc vi phạm vẫn tiếp tục với tính chất phức tạp và tinh vi hơn. Việc đưa chế tài hình sự vào để xử lý hành vi không tuân thủ các quy định về

KDTPTĐC như hiện nay là một quy định phù hợp, tạo nên sức răn đe và hành lang vào pháp lý ch t chẽ hơn trong việc quản lý hoạt động BHĐC của các DN.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật chống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w