3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài
1.2.4. Vai trò của pháp luật trong việc chống bán hàng đa cấp bất chính
Là một trong những yếu tố của thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật có quan hệ mật thiết với kinh tế – yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng. Trong đó, kinh tế giữ vai trị quyết định đối với pháp luật. Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh mẽ tới kinh tế.Với tư cách là yếu tố điều chỉnh các QHXH thì pháp luật có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm tồn tại và phát triển xã hội. Kinh tế Việt Nam đang vận hành theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì thế phải chấp nhận những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, như sản xuất và kinh doanh hàng giả, ho c hành vi chạy theo lợi nhuận của những nhà sản xuất, kinh doanh, bất chấp những quy định của pháp luật và lợi ích cộng đồng để trục lợi. Đ c biệt trong thời gian qua, một số DN kinh doanh đa cấp đã sử dụng những thủ đoạn lừa gạt nhằm thu lợi bất chính gây nên nhiều hệ lũy xấu cho cộng đồng, cho xã hội. Pháp luật chống BHĐC bất chính đóng một vai trị rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững, đem lại trật tự trong môi trường kinh doanh. Ngăn ch n các hành vi gây tổn hại đến xã hội và quyền lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.
Pháp luật chống BHĐC bất chính là cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên quan đến hoạt động BHĐC trong đó có người tham gia BHĐC. Người tham gia BHĐC là đối tượng quan trọng và chủ yếu để tạo nên sự thành công và phát triển quy mơ hoạt động của các DN BHĐC chân chính. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế các DN BHĐC sẵn sàng xâm phạm tới quyền lợi của các đối tượng này, Quan hệ giữa người tiêu dùng và DN là một loại quan hệ dân sự (phổ biến trong đời sống xã hội). Như vậy chúng phải được thiết lập, thực hiện và bảo vệ theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, bao gồm nguyên tắc tự do thỏa thuận, ngun tắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tự chịu trách nhiệm, tơn trọng đạo đức tốt đẹp, tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tơn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật và
nguyên tắc hòa giải. Tuy nhiên, giữa các chủ thể pháp luật dân sự khơng tồn tại trạng thái ―bình đẳng‖ một cách tuyệt đối trên thực tế, mà bản thân pháp luật (bao gồm các lĩnh vực pháp luật khác) phải góp phần tạo lập và gìn giữ và bảo đảm sự bình đẳng này.
Trong mối quan hệ này, NTD thường ở vị trí yếu thế bởi sự hạn chế về thơng tin, kiến thức chuyên môn, khả năng đàm phán hợp đồng, khả năng tự bảo vệ mình. Để tạo lập, gìn giữ và bảo vệ sự bình đẳng giữa NTD và DN cần có sự can thiệp mạnh mẽ của pháp luật.
Pháp luật chống BHĐC bất chính là một bộ phận của pháp luật về BHĐC là cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên quan đến hoạt động BHĐC, bảo đảm cho cạnh tranh tồn tại là các quy định về tự do kinh doanh và quyền bình đẳng của các DN. Pháp luật quy định rõ các dấu hiệu được coi là BHĐC bất chính để cá nhân tổ chức trong xã hội có thể nhận diện và phân biệt chân chính và bất chính bởi vẫn cịn nhiều cá nhân trong xã hội vẫn nhầm lẫn giữa mơ hình ―chuẩn‖ của BHĐC với BHĐC bất chính. Pháp luật đưa ra những quy định cụ thể để người dân có thể phân biệt, nhận biết rõ tránh những rủi ro có thể xảy ra, tránh tình trạng bị lừa đảo dẫn đến bị thiệt hại về tài chính của tổ chức, cá nhân và gia đình.Tạo khn khổ pháp lý để ngăn ch n phòng ngừa hành vi BHĐC bất chính, bảo vệ quyền lợi cho DN BHĐC chân chính và các chủ thể muốn tham gia mạng lưới BHĐC hợp pháp. Pháp luật chống BHĐC bất chính cần thiết đóng vai trị cần thiết quan trọng trong việc duy trì trật tự trong mơi trường kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực BHĐC nói riêng.
Thực tế cho thấy, với những vụ án lừa đảo dưới hình thức BHĐC, thường để lại những hậu quả khá n ng nề, bởi số lượng người tham gia rất đông, rải rác tại nhiều tỉnh, thành phố. Đối tượng tham gia đa số ở nông thôn, thu nhập thấp nhưng lại dành hết số tiền chắt chiu, vay mượn để tham gia vào hệ thống BHĐC. Đối tượng của mơ hình kim tự tháp là tiền, cho dù nó thường được quy đổi thành sản phẩm, hay dịch vụ nhất định thì nó vẫn là hình tháp ảo khi số lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ luôn tương xứng với số người tham gia. Về phía người dân, để nhận biết được cơng ty BHĐC làm ăn có nghiêm túc hay không, cần phải nắm được những thông tin cơ bản như: BHĐC bất chính hay mơ hình kim tự tháp là một hiện tượng biến tướng của phương thức kinh doanh đa cấp; trong đó, lợi nhuận khơng xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển dụng các thành viên mới…Ngồi ra với các DN BHĐC chân chính cũng bị ảnh hưởng khơng nhỏ đến danh tiếng, uy tín. Đó là thiệt hại ngay trước mắt và lâu dài nếu uy tín của ngành bị ảnh hưởng, để bảo vệ người tham gia trước hoạt động BHĐC bất chính, pháp luật chống BHĐC bất chính cũng có nhiều quy định hướng BHĐC đi vào đúng bản chất là một hình thức phân phối hàng hóa, khơng bị lợi dụng để thực hiện hoạt động huy động tài chính trái phép. Pháp luật tạo nên trật tự xã hội trong hoạt động BHĐC, tạo lập "sân
chơi", "luật chơi" cho các DN và những người tham gia BHĐC. Giúp cho đời sống xã hội ổn định và phát triển, quyền lợi của mỗi DN, cá nhân, tổ chức được thực thi trên cơ sở tôn trọng tự do tham gia của các bên. Pháp luật chống BHĐC bất chính có vai trị chống lại các tiêu cực, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể trong xã hội.
Pháp luật chống BHĐC bất chính có vai trị bảo vệ mơi trường kinh doanh nói chung và mơi trường BHĐC nói riêng. Đối với kinh tế pháp luật chống BHĐC bất chính đóng một vai trị là phuơng tiện quan trọng trong việc xác định địa vị pháp lý, vị trí của DN BHĐC, đối với chủ thể tham gia quan hệ pháp lý BHĐC, tạo ―hành lang‖ pháp lý để các DN BHĐC bình đẳng trong cạnh tranh khi kinh doanh cùng phương thức đa cấp hay với các DN kinh doanh theo phương thức bán hàng truyền thống. M t khác với tư cách là chủ thể tham gia quản lý thì Nhà nước dựa vào các chuẩn mực pháp lý để điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua pháp luật Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi tin cậy và chính thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, pháp luật là phương tiện làm cho các quan hệ kinh tế trở thành quan hệ pháp luật. Khi đó nó xác định rõ chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hoạt động kinh tế; đồng thời pháp luật tham gia bảo vệ củng cố những nguyên tắc vốn có của nền kinh tế như là tính quy định của lợi ích, nhu cầu của con người tiêu dùng đối với sản xuất, đảm bảo sự tôn trọng sự cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh tính trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh. Pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích kinh tế tốt nhất đối với các bên tham gia hoạt động kinh tế trong trường hợp xảy ra tranh chấp kinh tế, vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại.
1.5. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về chống bán hàng đa cấp bất chính trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Quy định pháp luật về chống bán BHĐC bất chính như đã lý giải tại mục 1.2.1 là biện pháp nhằm ngăn ch n, hạn chế, ngăn cản tác động của hành vi BHĐC bất chính tới xã hội. Các biện pháp ngăn ch n đó được hiểu là các biện pháp ―tiền kiểm‖ và ―hậu kiểm‖ đối với hành vi này. Cụ thể là quy định về dấu hiệu BHĐC bất chính để xác đây là những hành vi BHĐC bị pháp cấm, quy định về điều kiện kinh doanh đối với BHĐC là cách thức để các quốc gia trong khu vực và trên thế giới kiểm sốt hoạt động BHĐC, nói cách khác đây là hoạt động ―tiền kiểm‖ nhằm chống lại hành vi BHĐC bất chính. Quy định ―hậu kiểm‖ chính là những quy định về biện pháp, chế tài áp dụng đối với những vi phạm này.
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Quan điểm xây dựng pháp luật điều chỉnh BHĐC, chính phủ Hoa Kỳ khơng ban hành một đạo luật riêng biệt nào quản lý hoạt động BHĐC. DN BHĐC ở bang nào sẽ tuân thủ các quy định pháp luật tại bang đó. Về m t nguyên tắc chung, hiệp hội bán hàng trực tiếp Hoa Kỳ đã ban hành Bộ tiêu chuẩn đạo đức (Code of ethics, Business ethics) gồm các quy định chung về đạo đức, hành vi mà các DN bán hàng trực tiếp là thành viên của hiệp hội phải tuân thủ.
Về việc xác định dấu hiệu của hành vi BHĐC bất chính ở Hoa Kỳ
Dấu hiệu của hành vi BHĐC bất chính ở Hoa Kỳ cũng được thể hiện rõ trong Bộ tiêu chuẩn đạo đức nêu trên. Điểm A.1 của Bộ tiêu chí quy định như sau: Khơng một cơng ty thành viên nào của hiệp hội được phép thực hiện hành vi gian dối, vi phạm pháp luật, hành vi tuyển dụng người trái phép ho c hành vi gian dối và trái đạo đức với người tiêu dùng, các công ty thành viên phải đảm bảo khơng có bất kỳ tuyên bố nào được đưa ra mà có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, người sẽ trở thành người bán hàng. Tiếp theo, Mục A.8 của Bộ tiêu chí quy định về quảng cáo liên quan đến thu nhập: ―Không DN nào được phép quảng cáo gây hiểu nhầm về thu nhập thực tế ho c thu nhập tương lai từ việc bán hàng của người tham gia bán hàng, bất kỳ thông tin nào về thu nhập, doanh số được DN thành viên nêu ra phải dựa vào số liệu ghi trong sổ sách‖. Quy định về đưa thông tin liên quan đến doanh thu cũng được quy định trong bộ tiêu chuẩn đạo đức của Hiệp hội bán hàng trực tiếp tồn cầu, các DN khơng được phép đưa thơng tin gây nhầm lẫn về thu nhập thực tế của người bán hàng trực tiếp trong hệ thống DN của họ. Ngoài dấu hiệu BHĐC bất chính được xác định trong bộ tiêu chuẩn đạo đức chung thì các dấu hiệu này cũng được xác định cụ thể tại pháp luật của các Bang.
Hoa Kỳ có tổng số 5 Bang ban hành luật quản lý đ c biệt đối với các công ty BHĐC, gồm: Georgia, Lousiana, Maryland, Massachusetts và Wyoming. Những qui định trong luật của các bang nói trên đưa ra những hạn chế đối với hoạt động của cơng ty BHĐC. Một trong số đó là u cầu mua lại, đây là yêu cầu đảm bảo cho nhà phân phối được quyền chấm dứt hợp đồng với bất kỳ lý do nào tại bất kỳ thời điểm nào và yêu cầu công ty phải mua lại số hàng tồn đọng từ nhà phân phối với mức giá không thấp hơn 90% giá sau thuế ban đầu, nhưng nhà phân phối phải chịu phí gửi trả lại hàng. Ngồi ra, 5 bang này nghiêm cấm các cơng ty quảng cáo về thu nhập mà nhà phân phối sẽ ho c có thể đạt được bằng đô la M . Bang Texas và Oklahoma qui định về yêu cầu mua lại trong vòng 12 tháng với 90% của giá trị bán. Bang Lousiana đưa ra yêu cầu mua lại trong thời hạn 12 tháng. Texas coi hành vi kinh doanh theo mơ hình kim tự tháp là một trong những hành vi thương mại gian dối, phi pháp. Sản phẩm của BHĐC theo mơ hình kim tự tháp bị cấm tại bang Texas bao gồm hàng hóa và dịch vụ (Điểm 4 Mục 17.461 Pyramid Promotional Scheme). BHĐC bất chính là một kế hoạch kinh doanh theo hình thức một cá nhân sẽ trả tiền cho việc có được cơ hội để nhận hoa hồng phát sinh chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mang lưới hơn là bán sản phẩm.
Luật pháp Bang Oregon coi hành vi kinh doanh kiểu ―kim tự tháp‖ là hành vi
thương mại vi phạm pháp luật, cụ thể về câu lạc bộ hình kim tự tháp (pyramid club) như sau: Bán hàng kiểu kim tự tháp nghĩa là cách bán hàng trong đó một cá nhân dựa vào những điều kiện người đó đã đầu tư, được đảm bảo quyền ho c dược cho phép tuyển dụng một ho c nhiều hơn những người tham gia cấp dưới, đổi lại họ sẽ nhận được lợi nhuận. Người tham gia cấp dưới được thủ lĩnh cấp trên hứa hẹn quyền lợi đầu tư và có thể tiếp tục lôi kéo người khác tham gia dưới những điều kiện như vậy. Mơ hình này bao gồm những hình thức bán hàng khơng liên quan đến việc bán ho c phân phối bất kỳ sản phẩm thực tế hay dịch vụ.
Cũng theo quy định tại Bang này, các khoản lợi nhuận sau bị cấm: (1) Một khoản phí cụ thể để có quyền tham gia vào kinh doanh đa cấp; (2) bán với giá chênh lệch cao trong đó khoản giá chênh lệch được coi là khoản tiền thưởng trái luật; (3) bắt buộc mua trước lượng hàng hóa ban đầu với một số lượng lớn trong đó lượng hàng hóa thừa bị coi là điều kiện để cá nhân mua để đầu tư để có thể tham gia vào mạng lưới; (4) khi được hiểu là người mua chỉ mua sản phẩm để mua cơ hội và (5) khoản tiền bị nghiêm cấm thu là số tiền sử dụng để mua một bộ giới thiệu sản phẩm. Doanh số ho c lợi nhuận không liên quan đến việc bán hàng có thể là tiền thưởng có được từ việc tuyển dụng; một chương trình trong đó người bảo trợ trả hoa hồng từ số tiền họ thu dược từ người tham gia qua việc bán các sản phẩm bất hợp lý; một chương trình trong đó khơng có chứng cứ thể hiện nhà phân phối bán sản phẩm ngồi mạng lưới [127].
Luật Bang Georgia khơng cho phép DN BHĐC và người tham gia thực hiện những việc
sau đây: (1)Tổ chức ho c tham gia trực tiếp ho c gián tiếp vào bất kỳ chương trình tiếp thị nào trong đó người tham gia nhận được lợi ích tài chính chủ yếu từ việc tuyển dụng liên tục người khác tham gia vào mạng lưới này và doanh số bán hàng cho người không phải là thành viên không phải là yếu tố để tạo nên tăng trưởng kinh doanh cho người tham gia; (2)Trả ho c hứa sẽ trả tiền ho c những khoản lợi nhuận, phí, hoa hồng cho bất kỳ thành viên của một mơ hình BHĐC hoạt động dựa vào việc tuyển người tham gia vào mạng lưới; (3)Công ty BHĐC không được quảng cáo một cách gián tiếp ho c trực tiếp về khả năng đạt được lợi nhuận của người tham gia cũng như không được quảng cáo rằng người tham gia đều thành công [122].
Bang Illinois: Luật bảo vệ người tiêu dùng của bang Illinois định nghĩa ―mơ hình bán
hàng kiểu kim tự tháp‖ (pyramid sales scheme) là ―bất kỳ kế hoạch ho c sự tổ chức kinh doanh trong đó một cá nhân trả tiền có cơ hội nhận được lợi ích bằng tiền ho c bằng các giá trị khác, mà những lợi ích này chủ yếu dựa vào việc giới thiệu, dụ dỗ người khác tham gia vào kế hoạch ho c mơ hình kinh doanh này, khơng tính đến số lượng người tham gia; lợi ích họ nhận được không phụ thuộc vào số lượng ho c doanh số bán hàng hóa, dịch vụ đã bán cho người khác để sau đó bán tiếp cho người tiêu dùng. Mơ hình kinh doanhh kiểu kim tự tháp cũng vi phạm Luật về hành vi thương mại gian dối và lừa đảo người tiêu dùng của bang Illinois[116].