mạng cho sinh viên tỉnh Kiên Giang hiện nay
2.1.1. Khái quát đặc điểm của tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang hiện có 13 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã, trong đó có 2 huyện đảo, 3 huyện và 1 thị xã giáp biên giới Campuchia; 145 xã, phường, thị trấn, trong đó 17 xã đảo, 7 xã biên giới, 18 xã đặc biệt khó khăn. Là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, nằm bên bờ vịnh Thái Lan, gần các nước Đơng Nam Á, có diện tích tự nhiên 6.346 km2. Địa hình tương đối phong phú, đa dạng, vừa có đồng bằng, rừng, núi, vừa có biển, đảo với 140 hịn đảo lớn, nhỏ.
Điều kiện về tài nguyên, đất đai, khí hậu có nhiều lợi thế về phát triển nơng nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch; có nguồn nhân lực dồi dào, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo.
Có bề dày lịch sử truyền thống cách mạng, trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã lập nên những chiến công vang dội giành độc lập dân tộc. Đó là nền tảng, là vốn liếng, là cơ sở cho tiến hành công tác GDLTCM cho thế hệ trẻ hiện nay. Ngày nay, nhân dân Kiên Giang cũng hết lòng ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đang tham gia tích cực thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Là tỉnh xa các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của đất nước, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, giao thơng cách trở, đời sống của nhân dân cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp, việc xây dựng lại cịn chậm.... Từ điều kiện đó, việc tiếp thu tiến bộ khoa học, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, kêu gọi đầu tư chưa được khai thác đúng tầm.
Nhiều thế lực thù địch và bọn phản động người Việt lưu vong ở nước ngồi đang tìm cách chống phá ta. Với đường biên giới trên bộ (gần 60km) và vùng biển rộng (gần 200km), phải thường xuyên đối phó với các hoạt động phức tạp như bn lậu hàng hóa, dụ dỗ trẻ em, phụ nữ bán qua biên giới, đánh bắt cá trộm, buôn lậu trên biển, vi phạm đường ranh tạm thời của vùng nước lịch sử… còn diễn ra.
Dân số 1.724.367 người, dân tộc Kinh chiếm 84,16%, Khmer 12,2%, Hoa 2,2%, các dân tộc khác 0,3%, dân số nữ chiếm 51,2%, nông thôn 65% . Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có sự quan tâm với nhiều chính sách ưu đãi, nhưng số lượng lớn đời sống đồng bào dân tộc cịn khó khăn, dân trí và mức hưởng thụ văn hóa thấp….Đây là đối tượng mà các thế lực phản động nhắm vào để lợi dụng để chống phá chúng ta trong âm mưu “diễn biến hịa bình” với chiêu bài “dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo”. Mục tiêu của chúng là làm sao cho đồng bào Kh’mer mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, đứng lên phản đối Đảng và Nhà nước, trở thành lực lượng để chúng sử dụng chống lại ta.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: GDP bình quân thời kỳ 2010 đến tháng 4 năm 2014 là 11,7%, năm 2013 đạt 9,4%. Trong đó, nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,41%, cơng nghiệp và xây dựng tăng 10,71%; dịch vụ tăng 12,4%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2013 là 2.113USD/năm, cao hơn mức GDP bình quân cả nước 5,44% (1.960 USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông-lâm-thủy sản từ 46,5% xuống còn 38,8%, tăng tỷ trọng dịch vụ từ 30,2% lên 37,1% [45, tr.2].
2.1.2. Đặc điểm các trường đại học, cao đẳng và sinh viên ở tỉnh Kiên Giang
2.1.2.1. Đặc điểm chung về tình hình giáo dục ở tỉnh Kiên Giang hiện nay
Tính đến hiện nay, Kiên Giang có hơn 340 nghìn học sinh, sinh viên được đến trường, chiếm 20% dân số trong tồn tỉnh, với tổng cộng có 610 trường được bê tơng hóa. Trong đó có 5 trường Cao đẳng và 01 trường đại học Kiên Giang (vừa có quyết định thành lập ngày 21/5/2014, theo quyết định số 758 của Thủ tướng Chính phủ), có 24 trường, trung tâm là trung học phổ thông, 02 Trường trung cấp nghiệp vụ, 04 Trường dạy nghề từ trung cấp. Tổng số đoàn viên trong tồn tỉnh có hơn 98 nghìn, trong đó có hơn 42 nghìn đồn viên là sinh viên, học sinh chiếm hơn 11% trong tổng số người được đến trường.
Đây là những số liệu khá ấn tượng đối với một địa phương nằm tận cùng Tây Nam của Tổ quốc, sẽ là nguồn quan trọng bổ sung vào đội ngũ trí thức của Kiên Giang trong thời gian tới.
2.1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của các trường và sinh viên đại học, cao đẳng hiện nay
Hiện nay, Kiên Giang có 01 trường đại học và 05 trường cao đẳng như: Cộng đồng, Kinh tế - Kỹ thuật, Y tế, Sư Phạm, Cao đẳng Nghề, với 35 ngành nghề đào tạo khác nhau với tổng quy mô hơn 35.000 sinh viên.
Đặc điểm các trường và sinh viên đại học, cao đẳng ở Kiên Giang có điểm tương đồng như sau: về nhóm ngành đào tạo như: tin học, ngoại ngữ, Kế tốn, Tài Chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, công nghệ thực phẩm, nơng nghiệp…; về trình độ chun mơn, tỷ lệ được đào tạo sau đại học của giảng viên mỗi trường đều đạt hơn 30% (theo quy định), nhưng phần lớn là trùng chuyên ngành; về bộ máy làm công tác GDLTCM cho sinh viên của các Trường (Đảng ủy, BGH, Phịng Cơng tác sinh viên, ĐTN, HSV); về quy mô giảng viên và sinh viên, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất…; hộ khẩu của sinh viên, chủ yếu xuất thân từ Kiên Giang và các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng Sơng Cửu long, là vùng đất chịu nhiều thiệt thịi trong chiến tranh, sự tàn phá của chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề, đời sống cịn nhiều khó khăn…Nhưng ý chí cách mạng
và tinh thần ái quốc vĩ đại của các thế hệ cha anh, đã chuyển nguồn cảm hứng sang các thế hệ sinh viên Kiên Giang ngày nay.
Chính những sự tương đồng đó, tao ra những ưu điểm rất cơ bản ảnh hưởng đến việc GDLTCM cho sinh viên.
Một là, dễ đồng cảm, chia sẻ trong phương pháp giáo dục sinh viên. Hai là, thuận lợi trong việc giáo dục kết hợp nhà trường, gia đình và xã
hội trong việc hình thành lý tưởng và nhân cách sinh viên. Vì sinh viên, có cơ hội tiếp xúc sự giao thoa văn hóa khép kín và tương đối thuần nhất giữa gia đình - trường và xã hội của vùng đất có bề dày truyền thống cách mạng.
Ba là, bộ máy làm công tác GDLTCM cho sinh viên có điều kiện trao
đổi, học hỏi kỹ năng, chun mơn, nghiệp vụ lẫn nhau.
Bốn là, phần lớn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Kiên
Giang xuất thân từ nơng dân, đều có ý thức chính trị đúng đắn, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có tinh thần cảnh giác cao trước âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch. Hình ảnh những người sinh viên ngày càng được khẳng định, được các cấp, các ngành ghi nhận, được dư luận xã hội đánh giá tốt.
Bên cạnh những ưu điểm của đặc điểm, các trường và sinh viên cũng còn tồn tại những hạn chế sau:
Một là, Kiên Giang là địa phương có tỷ lệ cơ sở giáo dục chuyên
nghiệp tương đối cao so với các tỉnh trong khu vực và cả nước (01 trường đại học, 05 cao đẳng, 04 trường trung cấp nghề). Với số lượng trên, nhu cầu nguồn lực lớn, nhưng đầu tư, trang bị cơ sở vật chất có giới hạn, điều này dẫn tới việc đầu tư dàn trải, không xứng tầm với sứ mệnh của một trường chuyên nghiệp. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung và cơng tác GDLTCM nói riêng.
Hai là, phần lớn các trường là trùng chuyên ngành đào tạo và hơn nữa
các Trường cạnh tranh với nhau trong tuyển sinh và đào tạo (có thể là sẽ tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp hoặc hạ chuẩn tuyển sinh đầu vào…). Đây có thể nói là những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục nói chung và cơng tác GDLTCM cho sinh viên nói riêng.
Ba là, hầu hết các trường, bộ máy làm công tác GDLTCM chưa được đào
tạo một cách chuyên nghiệp, một số cấp ủy, BGH chưa chú trọng đúng mức đến việc GDLTCM cho sinh viên.
Bốn là, hầu hết sinh viên được sinh ra trong thời bình, sau “đổi mới” nên
chưa cảm nhận hết giá trị của cuộc sống, cũng như những khó khăn, mất mát, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước; một bộ phận sinh viên lười học tập, ngại khó, ngại khổ, chưa làm trịn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở gia đình, nhà trường, xã hội; khơng có ý chí vươn lên, có những sinh viên có biểu hiện giảm sút niềm tin, bản lĩnh non kém, bị lơi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.