các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang hiện nay
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang hiện nay
2.2.1.1. Ưu điểm của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng
- Đối với các cấp ủy đảng, BGH các trường, thường xuyên quan tâm
giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tử tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh cho sinh viên; phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, dân chủ, cơng bằng và bình đẳng xã hội… thơng qua nhiều hoạt động phong phú và thiết thực:
Lãnh đạo học tập, tiếp thu việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 06-
CT/TW và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thơng qua việc tổ chức cho sinh viên tiếp thu, học tập, các chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hàng năm và các tác phẩm của Bác; xây dựng văn bản cụ thể hóa thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện của Tỉnh ủy, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; xây dựng quy định về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của sinh viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hướng dẫn sinh viên đăng ký làm theo và đăng ký nêu gương sau khi tiếp thu, học tập các chuyên đề; tổ chức tổng kết 04 năm thực hiện cuộc vận động; sơ kết 01 năm, 02 năm, 03 năm thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW. “Kết quả thực hiện, đã có nhiều tập thể chi đồn, cá nhân sinh viên được tặng nhiều giấy khen và bằng khen” [4, tr.7]. “Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giảng viên bộ mơn Khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh học tập, bồi dưỡng chính trị hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức” [4, tr.7-8].
Song song đó, thơng qua các mơn học, phong trào hành động cách mạng của sinh viên. Đảng ủy, BGH, các Khoa, Phòng tổ chức lồng ghép các nội dung như: giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới; tư tưởng dân chủ Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế; vấn đề cơng bằng, bình đẳng xã hội; giáo dục chủ nghĩa nhân đạo chân chính; phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiếp thu văn hóa nhân loại; giáo dục phẩm chất và nhân cách của người lao động mới ….
+ Thứ nhất, giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới cho sinh viên, trong báo cáo của các
đảng bộ, ĐTN, HSV của các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang đều khẳng định thông qua các môn học lý luận chính trị, đã trực tiếp chuyển tải nội
Biểu đồ 2.1. Giáo dục về độc lập dân tộc gắn với CNXH
dung về độc lập dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới cho sinh viên và qua đánh giá kết quả môn học khẳng định rằng, đại bộ phận sinh viên đều có nhận thức chính trị tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các hoạt động mang tính chính trị để trau dồi, củng cố lý tưởng, tình cảm, động cơ cách mạng. Và 95,8% sinh viên được hỏi đã được giáo dục lý tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đó là kết quả nỗ lực trong suốt thời gian qua của các trường.
+ Thứ hai, giáo dục tư tưởng dân chủ XHCN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ
sở của các môn học khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản, các hoạt động của ĐTN, HSV của các trường cũng như của tỉnh, tư tưởng dân chủ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được truyền thụ trong giới trẻ và nhất là sinh viên và đó cũng là trả lời của 96,3% sinh viên được hỏi. Từ kết quả những phong trào hành động cách mạng của các đoàn thể đa phần sinh viên đề cao tư tưởng này và xem đó là phương châm trong cuộc sống cũng như trong học tập và rèn luyện.
+ Thứ ba, giáo dục vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội phải được thiết lập ngay trong từng bước tăng
trưởng kinh tế, 93,7% sinh viên được
hỏi đều được giáo dục về cơng bằng và bình đẳng xã hội và cũng vì vậy, tất cả đều ý thức được rằng, đi lên chủ
Biểu đồ 2.2. Giáo dục về dân chủ
Biểu đồ 2.3. Giáo dục về cơng bằng và bình đẳng xã hội
nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp về kinh tế - xã hội, nước ta phải khai thác, phát huy mọi tiềm năng, nhân tài, vật lực của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các vùng của đất nước. Đây khơng phải là “giải pháp tình thế” cốt để khai thác mọi vùng, miền; trái lại, sự thể hiện tư tưởng chiến lược cách mạng là sự nghiệp của quảng đại quần chúng nhân dân, tất cả mọi người đều có quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng và làm chủ đất nước, làm chủ mọi cuộc sống của mình. Là người chủ tương lai của đất nước, sự hiểu biết của sinh viên về cơng bằng và bình đẳng xã hội là một nền tảng quan trọng để tạo dựng ý thức vì sự tiến bộ và cơng bằng của xã hội Việt Nam, góp phần đáng kể vào tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
+ Thứ tư, giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo chân chính là một nội dung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa, sinh viên Kiên
Giang luôn được giáo dục chủ nghĩa nhân đạo chân chính thơng qua các phong trào “Thanh niên tình nguyện”, từ kết quả của phong trào tình nguyện trong sinh viên đã kể hết tinh thần vì cộng đồng của sinh viên Kiên Giang, đi đến những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chia sẻ với nhân dân và thanh niên địa phương những nỗi khó nhọc, làm khơi dậy tiềm năng và sức sống trong họ. Có 89,4% sinh viên được hỏi thơng qua các phong trào tình nguyện được giáo dục chủ nghĩa nhân đạo chân chính hiệu quả nhất, sâu sắc nhất.
+ Thứ năm, phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là những trí thức tương lai của đất nước, sinh viên đã, đang và sẽ góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
Biểu đồ 2.4. Giáo dục về chủ nghĩa nhân đạo chân chính
Biểu đồ 2.5. Giáo dục về truyền thống văn hóa dân tộc
Biểu đồ 8
Biểu đồ 8
hóa dân tộc. Nhận thấy những trọng trách đó, sinh viên Kiên Giang đã tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ đã xây dựng được cho mình bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa khơng lành mạnh. Đó là nhận định của hầu hết các đảng bộ, ĐTN của các trường. Thực tế cho thấy, có đến 98% sinh viên được hỏi đã được giáo dục về truyền thống văn hóa của dân tộc thơng qua các phong trào văn hóa - văn nghệ trong các trường. Qua tiếp thu những giá trị văn hóa của dân tộc, sinh viên nhận thấy vai trị của mình chính là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động viên, khuyến khích nhiều sinh viên cùng hưởng ứng, ln chủ động, sáng tạo xây dựng những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm, thờ ơ, buôn thả…; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc ta.
+ Thứ sáu, giáo dục phẩm chất và nhân cách của người lao động mới cho sinh viên, thông qua những tấm
gương lao động của người thầy, cha, mẹ và những tấm gương người tốt việc tốt trên các phương tiện truyền thông và đặc biệt là dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người XHCN, sinh viên Kiên Giang đã được giáo dục đầy đủ và có hệ thống về phẩm chất của người lao động mới. Với kết quả có 86,8% sinh viên được hỏi, họ
Biểu đồ 2.6. Giáo dục về phẩm chất người lao động mới
đã được tiếp thu phẩm chất ấy. Đó khơng chỉ là nỗ lực của nhà trường, gia đình, xã hội mà cũng chính là từ bản thân của mỗi sinh viên.
Bên cạnh sự nỗ lực của đảng ủy, BGH các trường, có được kết quả đó, thì đóng góp khơng nhỏ chính từ các đồn thể trong các trường và tỉnh Kiên Giang.
- Đối với các đoàn thể
Các đoàn thể trong các trường luôn tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong sinh viên với các hình thức phù hợp với từng đối tượng, thơng qua các hoạt động: tổ chức cuộc thi tìm hiểu truyền thống; thi kể chuyện về tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh trong; tổ chức tiếp xúc, tọa đàm, thảo luận, thơng tin thời sự chính trị trong và ngồi nước qua những buổi sinh hoạt chính trị đầu năm, đầu khóa cho sinh viên; giáo dục chính trị, giáo dục quốc phịng - an ninh, pháp luật.
Từ năm 2010 đến nay, công tác GDLTCM của tuổi trẻ học đường ở tỉnh Kiên Giang diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng như:
Tổ chức diễn đàn, sân chơi tuyên truyền, học tập 5 bài lý luận chính trị cho sinh viên, tìm hiểu lịch sử Thăng Long - Hà Nội, truyền thống ĐTN, HSV, tổ chức học tập quán triệt nghị quyết của Đảng, ĐTN, HSV, pháp luật của Nhà nước; tổ chức cho hơn 3.000 lượt thanh niên địa phương học tập nâng cao trình độ tin học, anh văn; sửa chữa hàng trăm km đường nơng thơn, hàng nghìn trẻ em và đồng bào nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí, hàng trăm trẻ em được bồi dưỡng kiến thức hè miễn phí... tổ chức tuyên truyền được gần 1.643 buổi, xây dựng 154 panơ, áp phích tun truyền, tổ chức 77 buổi hội thảo, diễn đàn với 2.850 sinh viên tham gia; các cuộc thi tìm hiểu “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nước phồn vinh”, “Tìm hiểu Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang”... đã có 10.890 lượt sinh viên, hội viên tham gia. Trong đó ĐTN các
trường Cao đẳng Cộng đồng, Sư Phạm, Kinh tế Kỹ thuật... là những tấm gương tiêu biểu [18, tr. 7,6,3,9].
2.2.1.2. Ưu điểm về lý tưởng cách mạng của sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang hiện nay
- Thực tiễn ở tỉnh Kiên Giang những năm qua cũng cho thấy, mặc dù đời sống vật chất, tinh thần của
sinh viên đang cịn rất khó khăn, lại bị nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó cùng những tiêu cực xã hội tác động không nhỏ đến tư tưởng của sinh viên, nhưng đa số sinh viên vẫn tin tưởng vào Đường
lối đổi mới của Đảng, vào sự nghiệp xây dựng CNXH, vào sự phát triển của đất nước và của tỉnh nhà. Đa phần sinh viên thực hiện nghiêm túc Chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật Nhà nước. Có 53% sinh viên được hỏi thực hiện khá và tốt, sống có lý tưởng, yêu nước, trung thành với lý tưởng ĐLDT và CNXH là một trong những phẩm chất cơ bản, cần có của sinh viên.
- Hầu hết sinh viên đề cao ý thức dân chủ trong học tập, rèn luyện cũng
như đề cao tính dân chủ trong toàn xã hội, nêu cao ý thức vì cộng đồng…Qua nội dung giáo dục đã giúp sinh viên Kiên Giang đều có động cơ, ý thức, thái độ học tập đúng đắn; tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, mở rộng, nâng cao trình độ chun mơn vì ngày mai lập thân, lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. 55,8%
Biểu đồ 2.7. Sống có lý tưởng
Biểu đồ 2.8. Mức độ sinh viên có chí vươn lên trong học tập và rèn luyện
sinh viên được hỏi thực hiện khá và tốt, việc vươn lên trong học tập và rèn luyện, hàng năm tỷ lệ sinh viên đạt giỏi, xuất sắc chiếm 7% đến 12%.
- Sống trong môi trường thông tin đa chiều, dưới áp lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, sinh viên Kiên Giang vẫn nhận thức rõ về tình hình nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Gắn trách nhiệm của mình chung với trách nhiệm của dân tộc.
Là lớp người nhạy bén trước những sự kiện trong nước và quốc tế, nên tư tưởng, đạo đức, lối sống của họ cũng có những chuyển biến nhất định. Hầu hết, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng ở Kiên Giang có thái độ và nhận thức chính trị được nâng cao theo hướng tích cực. 97,9% số sinh viên được hỏi là rất tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điều này cho thấy, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã và đang định hình bên trong bản thân sinh viên.
- Số đông sinh viên 59,8% rất mong muốn và 32,8% sinh viên có mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tính tích cực chính trị - xã hội, tinh thần tình nguyện xung kích của sinh viên được nâng cao.
Màu áo xanh sinh viên tình nguyện, đã trở nên thân thương và rất quen thuộc với những người dân Kiên Giang. Công tác ĐTN, HSVvà các phong trào sinh viên Kiên Giang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Phong trào của sinh viên đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần tình nguyện của sinh viên trong học tập, rèn
Biểu đồ 2.10. Mong muốn của sinh viên đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt
Nam
Biểu đồ 2.9. Cảm nghĩ của sinh viên về truyền thống dân tộc
luyện. Các hoạt động của ĐTN, HSV ngày càng thu hút đông đảo sinh viên và tích cực tham gia các hoạt động.
- Với vai trò là trường học XHCN, ĐTN, HSV của các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang đã thu hút lượng lớn sinh viên tham gia hoạt động. 74% sinh viên rất và thường xuyên tham gia hoạt động ĐTN, HSV. Đây là con số có nhiều ý nghĩa, bởi lễ những sinh viên thường xuyên tham gia sẽ là những sinh
viên đã ý thức được rằng, hoạt động ĐTN, HSV là nơi để sinh viên rèn luyện lý tưởng của mình.
Thấm nhuần LTCM của tuổi trẻ, song con đường phía trước khơng hoàn toàn bằng phẳng, trơn tru. Sự đan xen sâu sắc giữa những thời cơ và thách thức mà thời đại đặt ra buộc dân tộc, Đảng ta và bản thân mỗi sinh viên phải “lớn” hơn ngày hôm qua. Trên bệ phóng của những thành cơng rực rỡ mà cha ơng đã xây dựng, thế hệ sinh viên Kiên Giang khát khao được là người kế nghiệp xứng đáng. Và họ đã sẵn sàng đấu tranh chống lại mọi luận điệu xuyên tạc và những hành vi thờ ơ, phủ nhận truyền thống của dân tộc, 69,8% sinh viên đã khẳng định như vậy.
Qua những nội dung GDLTCM cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, giúp họ luôn kiên định mục tiêu LTCM của