Điều độ sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng (Trang 79 - 81)

CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH CHUỖI CUNGỨ NG : SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI

3.1 Tổ chức sản xuất

3.1.4 Điều độ sản xuất

Điều độ sản xuất là dùng năng lực sẵn có (trang thiết bị, lao động, nhà máy) cho việc sản xuất sản phẩm cần thiết. Mục tiêu là sử dụng năng lực sẵn có hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất. Thực hiện một kế hoạch điều độ sản xuất là một quá trình tìm sự cân bằng thích hợp giữa nhiều mục tiêu thay thế:

 Mức sử dụng cao:

Điều này có nghĩa là thời gian vận hành sản xuất dài và sản xuất tập trung và có nhiều

trung tâm phân phối. Ý tƣởng này nhằm tạo ra và hƣởng lợi từ việc giảm chi phí sản xuất.  Mức tồn kho thấp:

Nhằm ám chỉ thời gian tiến hành sản xuất trong ngắn hạn và tiến độ giao các nguyên vật liệu đảm bảo kịp thời gian. Ý tƣởng của mơ hình này nhằm tối tiểu hóa tài sản và dịng tiền mặt bị ứ đọng trong hàng tồn kho.

 Mức phục vụ khách hàng cao:

Thƣờng yêu cầu mức tồn kho cao hay vận hành sản xuất trong ngắn hạn. Mục tiêu nhằm cung cấp sản phẩm cho khách hàng nhanh chóng và khơng để hết hàng tồn kho cho bất cứ sản phẩm nào. Khi một sản phẩm đơn lẻ đƣợc sản xuất ở một nhà máy đƣợc chỉ định, điều độ sản xuất có nghĩa là tổ chức vận hành tại mức yêu cầu càng hiệu quả càng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm. Khi có nhiều sản phẩm khác nhau đƣợc sản xuất trên một dây

chuyền hay nhà máy sản xuất đơn thì điều độ sản xuất càng phức tạp hơn. Mỗi sản phẩm sẽ

81 Bƣớc đầu tiên trong kế hoạch điều độ sản xuất đa sản phẩm là xác định qui mô của

đơn hàng cần sản xuất. Điều này cũng giống nhƣ tính EOQ trong q trình kiểm sốt hàng tồn kho. Tính tốn qui mơ của đơn hàng bao gồm quá trình cân đối giữa chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí vận chuyển sản phẩm tồn kho. Nếu hoạt động sản xuất thƣờng xuyên, thực hiện theo những lơ nhỏ thì chi phí sản xuất sẽ cao và mức tồn kho thấp. Nếu chi phí sản xuất thấp do hoạt động sản xuất dài thì mức tồn kho sẽ cao và chi phí vận chuyển sản phẩm tồn kho sẽgia tăng. Khi xác định sốlƣợng sản xuất sản phẩm, bƣớc tiếp theo là xác định số lần sản xuất cho mỗi sản phẩm. Quy tắc cơ bản là, nếu hàng tồn kho của một sản phẩm nhất dịnhđã vơi xuống tƣơng đƣơng với nhu cầu đƣợc mong đợi thì việc sản xuất sản phẩm này

nên đƣợc ƣu tiên trƣớc các sản phẩm có mức tồn kho còn cao.

Một kỹ thuật phổ biến là điều độ sản xuất nên dựa vào khái niệm “thi gian s dng hàng tn kho tối đa” (hay thi gian hết hàng cho mt sn phm) là số ngày hay tuần cần

thiết công ty sẽ dùng hết sản phẩm tồn kho để đáp ứng nhu cầu phát sinh. Cơng thức tính

thời gian hết hàng cho một sản phẩm nhƣ sau:

R = P / D

Trong đó: R: thời gian hết hàng tồn kho

P: sốlƣợng sản phẩm trong kho hiện tại

D: Nhu cầu sản phẩm theo đơn vị cho một ngày hay một tuần

Qui trình điều độ sản xuất là một qui trình lặp đi lặp lại. Qui trình này bắt đầu bằng việc tính tốn thời gian hết hàng R cho tất cả các sản phẩm. Sau đó điều độ cho sản phẩm nào có giá trị R nhỏ nhất. Giả sử qui mô đơn hàng các sản phẩm đã đƣợc sản xuất, sau đó

tính tốn lại giá trị R cho tất cả các sản phẩm. Một lần nữa chọn những sản phẩm có giá trị R thấp nhất và kế hoạch điều độ sản phẩm lại tiếp tục cho đến hết. Khi kế hoạch điều độ sản xuất thực hiện, nên kiểm tra kết quả tồn kho liên tục và so sánh với nhu cầu thực: Hàng tồn

kho có tăng quá nhanh khơng? Nhu cầu có thay đổi trong tính tốn thời gian hết hàng không? Việc điều độ sản xuất cần hiệu chỉnh liên tục không ngừng do rất hiếm khi mọi việc xảy ra đúng nhƣ kế hoạch đề ra.

82

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị chuỗi cung ứng (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)