Sự cần thiết của cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 32 - 38)

phải được tính tốn cụ thể và phải căn cứ vào mục đích , nội dung hoạt động cũng như điều kiện cụ thể của địa phương. Mức chí phí bỏ ra không được quá cao so với kết quả và mực tiêu nhưng cũng không quá thấp để làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung.

Tóm lại, tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyên truyền XĐGNBV là một thể thống nhất giữa hiệu quả tinh thần và hiệu quả thực tiễn, được thể hiện trên ba mức độ từ thấp đến cao theo con đường tri thức - niềm tin - hành động thực tiễn của đối tượng tuyên truyền và mức chi phí phù hợp. Mức độ hành động thực tiễn là trình độ cao nhất để đánh giá hiệu quả tuyên truyền XĐGNBV.

1.3 Sự cần thiết của cơng tác tun truyền xóa đóigiảm nghèo bền vững giảm nghèo bền vững

Một là: Xuất phát từ thực tiễn đói nghèo và quan điểm của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo bền vững

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả từng thời kỳ, đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị [26, tr. 124 – 125]

Để cụ thể hơn những đinh hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 – 2020: giảm nghèo bền vững là

một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết wor khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Cụ thể cần đạt được: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3.5 lần, tỷ lệ người nghèo cả nước giảm 2%/ năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/ năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nơng thơn mới, trước hết là các hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đảng, công tác tuyên truyền cần được chú trọng nhiều hơn để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn tồn tại mà các chương trình giảm nghèo các giai đoạn trước đây vẫn chưa giải quyết được, đối tượng chủ yếu và quan trọng là người nghèo; nâng cao hơn nữa nhận thức của người nghèo, người được hưởng các chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Các yếu tố tồn tại hiện nay trong người nghèo là trơng chờ, ỷ lại (có nơi khơng muốn thốt nghèo, xin được là hộ nghèo) các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó một số cấp ủy đảng cịn chưa quan tâm sâu sắc đến cơng tác xóa đói giảm nghèo, nhất là ở cơ sở; có nơi lấy thành tích thốt nghèo, có nơi lại khơng muốn thốt nghèo. Vì vậy, cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo cần được tăng cường hơn nữa để đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo.

Hai là: Xuất phát từ yêu cầu từng bước nâng cao đời sống và rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa các huyện miền núi vùng cao so với các huyện đồng bằng

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 30a/2008/NQ –CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo đề cập: “Tạo chuyển biến nhanh hơn đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phịng”. Trước những u cầu trên, cơng tác tuyên truyền phải phát huy vai trò cổ động, động viên cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân phát huy vai trị tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đồn thể và nhân dân, phát huy vai trị làm chủ của mình trong lao động sản xuất, tích cực làm gương điển hình tun truyền các mơ hình, người thực việc thực, chung tay với cộng đồng xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của địa phương.

Ba là: Xuất phát từ hạn chế của công tác tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền huyện Bá Thước đã quan tâm đến cơng tác XĐGNBV nói chung và cơng tác tun truyền XĐGNBV nói riêng. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của cơng tác tun truyền XĐGNBV, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn đối với chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền XĐGNBV đã được thực hiện theo những chương trình, kế hoạch cụ thể, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, thúc đẩy

quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào công tác XĐGN, từng bước giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Tuy nhiên, nhìn từ tổng thể, cơng tác tun truyền XĐGNBV trên địa bàn huyện vẫn cịn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Đội ngũ cán bộ và cộng tác viên thưc hiện công tác tuyên truyền XĐGNBV ở cơ sở còn thiếu, năng lực còn hạn chế. Việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, cung cấp tài liệu cho lực lượng này chưa được thường xuyên… Những hạn chế của đội ngũ làm công tác tuyên đã phần nào làm giảm hiệu quả của hoạt động này

Mặt khác, công tác tuyên truyền XĐGNBV trong thời gian qua chưa đều khắp, vẫn cịn tình trạng chạy theo văn bản mà chưa thực sự gắn liền với thực tiễn địa phương. Một số lĩnh vực và đối tượng tuyên truyền XĐGN trọng tâm, trọng điểm tuy đã được xác định nhưng lại thiếu cơ chế, phương thức triển khai nên hiệu quả chưa tạo được bước đột phá. Nội dung, hình thức, phương pháp tun truyền cịn đơn điệu, dễ gây nhàm chán… Vì vậy, hiệu quả cơng tác tun truyền XĐGNBV chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thơng tin, nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách XĐGNBV.

Những hạn chế của công tác tuyên truyền XĐGNBV đặt ra yêu cầu cần phải tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền

Bốn là: Xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh tư tưởng chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch đối với người dân ở các huyện miền núi, vùng cao

Trong những năm qua, các huyện miền núi, vùng cao,vùng dân tộc ít người ở nước ta là nơi mà các thế lực thù địch và bọn phản động quốc tế thường xuyên thực hiện âm mưu “Diễn biến hịa bình” với chiêu bài tun truyền tư tưởng ly khai, tự trị, kích động biểu tình, bạo loạn ở nhiều vùng trên cả nước.

Biểu hiện rõ nét nhất là, chúng đảy mạnh hoạt động tuyên truyền xuyên tạc lịch sử để kích động tư tưởng hằn thù dân tộc, ly khai, tự trị kết hợp với kích động, tập hợp đồng bào ở các huyện miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiến hành hoạt động biểu tình, bạo loạn… Đặc biệt là trong âm mưu phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kể dân tộc và xuyên tác các chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhất là việc lợi dụng các chính sách hỗ trợ cho người nghèo để đạt mục đích của chúng, xuyên tạc, xúi giục người dân không lao động sản xuất, tẩy chay các chính sách hỗ trợ cho người nghèo của nhà nước.

Trước những âm mưu, thủ đoạn, hành động của các thế lực thù địch, yêu cầu cơng tác tư tưởng nói chung, cơng tác tun truyền nói riêng trong đó có tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững phải góp phần vạch trần âm mưu, thủ đoạn và phản bác các luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch, phản động nhằm giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định chính trị trên các địa bàn trọng điểm.

Tiểu kết chương 1

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững làm một nội dung quan trọng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần phổ biến và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đối với chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước; từ đó cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tích cực hành động hiện thực hóa chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và xóa đói giảm nghèo bền vững và đấu tranh chống lại âm mưu thủ đoạn diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch trên lĩnh vực kinh tế.

Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững có sự khác biệt với chất lượng và kết quả. Nó là sự tương quan giữa kết quả với mục đích và chi phí. Tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững

bao gồm: nhận thức, thái độ, hành động thực tiễn của đối tượng tuyên truyền và nguồn lực đầu tư cho công tác tuyên truyền XĐGNBV

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững hiện nay là một yêu cầu khách quan, xuất phát từ thực tiễn đói nghèo và quan điểm của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo; yêu cầu từng bước nâng cao đời sống và rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa các huyện miền núi vùng cao so với các huyện khác, và từ yêu cầu của cuộc đấu tranh tư tưởng chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch đối với người dân ở các huyện miền núi, vùng cao. Vì vậy, địi hỏi phải thường xun quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần vào cơng tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w