Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 80 - 84)

đói giảm nghèo bền vững ở địa phương

Để đảm bảo hiệu quả của cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước hện nay, bên cạnh các yếu tố về chính sách và lực lượng, thì cần phải xây dựng được nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền thích hợp. Việc đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền cần tuân thủ một số điều kiện sau:

Một là, trong quá trình tuyên truyền chủ thể phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng, khách thể tác động vào đối tượng như: đặc điểm xã hội, thành phần giai cấp, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn…và các đặc điểm tâm lý, tư duy của đối tượng để nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và nhận thức của họ. Mỗi loại đối tượng cụ thể trong cái chung bao giờ cũng có tính đặc thù riêng biết, do đó chủ thể ngoài việc sử dụng những phương pháp chung cần thiết phải hết sức chú trọng những phương pháp đặc thù để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Hai là, trình độ dân trí của một bộ phận người dân trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cịn thấp, nên trong cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững phải sử dụng các hình thức trực quan, “cầm tay chỉ việc”, lấy thực tế của những điển hình người thật việc thật để chỉ cho họ cách nghĩ, cách làm phù hợp, cụ thể, thiết thực là tốt nhất. Một số địa phương, cơ sở thông qua việc sử dụng các phương tiện hiện đại như ghi hình, ghi âm, các điển hình tiên tiến sau đó phát lại cho đồng bào nghe, xem cũng phát huy hiệu quả thiết thực.

Ba là, đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân bằng những hành động cụ thể, thiết thực như hướng dẫn trồng cây, cách chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, phải làm cho người dân thấy và làm theo. Tuyên truyền phải đi đôi với những việc làm cụ thể. Nếu nói mà khơng làm thì giống như “cái tai no mà cái bụng đói”. Cơng tác tun truyền phải

làm sao cho quần chúng thấy rõ lợi ích của bản thân, gia đình, địa phương mình trong phát triển kinh tế - xã hội và các phong trào xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, khi tiến hành công tác tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững đội ngũ làm cơng tác xóa đói giảm nghèo và tuyên truyền cần phải coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục khơi dậy ý chí của đồng bào mình tự vươn lên là chính; lựa chọn phương pháp phù hợp đồng thời có các phương pháp bổ trợ để nâng cao hiệu quả.

*Về nội dung

Trong cơng tác tun truyền, nội dung là tồn bộ khối lượng tri thức mà chủ thể tuyên truyền cần chuyển tải đến đối tượng nhằm thực hiện mục đích đặt ra. Nội dung của công tác tuyên truyền rất rộng, nó bao gồm tất cả những tri thức khác nhau của đời sống xã hội như: kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội. Việc nắm vững các đặc điểm tâm lý của đối tượng sẽ giúp chủ thể tuyên truyền xác định nội dung, xây dựng đề cương bài nói một cách phù hợp và có hiệu quả.

Đối với người dân trên địa bàn huyện Bá Thước, tun truyền XĐGNBV, khơng có gì hiệu quả hơn là gắn đường lối, chính sách đó với tình hình cụ thể của từng vùng, từng cơ sở; gắn cái vĩ mô với vi mô; gắn với nhu cầu, với tâm tư, nguyện vọng của đồng bào. Khơng thể nói điều gì cao siêu cho người nơng dân khi mà những nhu cầu cấp thiết cho cuộc sống hàng ngày của họ chưa được đảm bảo..

Hiện nay, có một hạn chế rất lớn của cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ tuyên truyền nói riêng đó là khi cán bộ về nói với bà con nơng dân về xây dựng và phát triển kinh tế, có một câu đã trở thành câu cửa miệng, nghe rất sáo rỗng đó là “Trồng cây gì? Ni con gì?” tưởng chừng như rất am hiểu về địa phương, về người nông dân nhưng khi người nông dân hỏi, họ lại không chỉ ra được cho người nông dân là họ phải trồng con gì và ni con gì cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Có điều đó xảy ra bởi người cán bộ tun truyền khơng có sự chuẩn bị chu đáo về

nội dung, xa cách quần chúng, không hiểu biết quần chúng, cho rằng nói cái gì chung chung cũng được. Bác Hồ đã từng nói : “Các cán bộ ấy, người thì cả địi chỉ loanh quanh trong trụ sở. Có người thì bao giờ “sấm ra đá kêu” mới gặp dân chúng một lần. Khi gặp dân chúng thì đút tay vào túi quần mà “huấn thoại”, nói hàng giờ, nói bao la thiên địa. Song, những việc thiết thực cần kíp của địa phương, những điều dân chúng cần biết thì khơng nói đến”.... “Tiếc thay, nhiều cán bộ huấn luyện của ta chưa hiểu cái lẽ đơn giản đó. Vì vậy, mà có cán bộ đem “kinh tế học” huấn luyện cho các chị em phụ nữ thôn quê ở thượng du”.

Đối với người dân trên địa bàn huyện Bá Thước, do phân bố dàn trải, khơng đều , mỗi nơi lại có những đặc điểm riêng nên cần căn cứ vào đặc điểm của từng nơi mà định hướng cho người nơng dân có trọng tâm, trọng điểm, phát huy được thế mạnh của từng địa bàn. Với địa hình là vùng núi cao, miền núi có thế mạnh trồng các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày, có thế mạnh về lâm nghiệp thì giúp bà con nơng dân phát huy thế mạnh đó.

Hiện nay, việc áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện đang là một hạn chế rất lớn. Điều đó địi hỏi phải đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền về khoa học – công nghệ cho bà con để họ có thể nâng cao chất lượng cũng như năng suất. Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, gần gũi, bởi trình độ học vấn của họ cịn nhiều hạn chế. Khơng lý thuyết suông, chung chung mà phải hướng dẫn trực tiếp cho họ.

Tóm lại, nội dung tuyên truyền phải được xây dựng trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý của đối tượng. Như Bác Hồ từng căn dặn: cán bộ tuyên truyền phải “từ trong quần chúng, về sâu trong quần chúng. Bất cứ việc to nhỏ, chúng ta phải xem xét làm cho hợp trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm đấu tranh, lịng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng”.

*Về phương pháp, hình thức tun truyền.

Phương pháp tun truyền chính là cách thức, là khoa học, nghệ thuật tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tuyên truyền. Đó là những nguyên tắc xuất phát từ quy luật vận động của đối tượng tuyên truyền đã nhận thức được. Phương pháp tuyên truyền vừa mang tính chủ quan vùa mang tính khách quan, bởi nó khơng chỉ là phạm trù chủ quan do lý trí của chủ thể đặt ra mà nó cịn xuất phát từ chính sự vận động có tính quy luật của đối tượng đã được chủ thể tuyên truyền nhận thức. Bản thân các quy luật vận động của đối tượng tuyên truyền như: quy luật tâm lý, quy luật tiếp nhận thông tin, nhận thức... là cơ sở trực tiếp để hình thành nên phương pháp tuyên truyền.

Lênin từng nói: “Khơng thể nói về chế độ một cách giống nhau trong cuộc mittinh ở nhà máy và trong nông thôn Côdac, trong buổi họp của sinh viên và trong ngôi nhà của nông dân, trên diễn đàn Đuma III và trên các trang báo chí nước ngồi”. Mỗi đối tượng khác nhau thì cần có phương pháp tun truyền khác nhau.

Với người dân trên địa bàn huyện Bá Thước với những đặc điểm về nhận thức, tình cảm, tính cách riêng thì cần có phương pháp tun truyền sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Mặc dù trình độ dân trí của người dân đã từng bước được nâng cao, đời sống kinh tế đã có bước phát triển mới về chất nhưng người cán bộ tuyên truyền cũng khơng thể sử dụng hình thức tun truyền dành cho trí thức, cho sinh viên ...để tuyên truyền, không thể sử dụng các định nghĩa, khái niệm để nói cho họ hiểu về một vấn đề nào đó. Hình thức tun truyền phù hợp cho người dân đó chính là “cầm tay chỉ việc”, “cán bộ đi trước làng nước theo sau”, là dùng “gương người tốt việc tốt”, những điển hình tiên tiến từng bước thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của họ sao cho phù hợp với mong muốn của chủ thể tun truyền. Khơng thể áp dụng máy móc hình thức đối thoại trực tuyến, hội nghị, hội thảo mà phải là các chuyên đề, các “buổi nói chuyện đầu bờ”. Cán bộ tuyên truyền không

phải cứ “ngồi trên chỉ xuống” mà phải lấy mình làm gương để người nông dân học theo, làm theo, phải sống trong dân, học hỏi dân để tuyên truyền cho dân.

Trong suy nghĩ, hành động của người g dân là đơn giản, tiện dụng vì vậy cần lựa chọn hình thức đơn giản, tiện dụng để tuyên truyền, khơng “nói sách”, “chơi chữ”, khơng “lý luận”, dùng tiếng nước ngồi, bởi đó là cách nói khơng ai hiểu, khơng đem lại hiệu quả. Cần sử dụng hình thức tuyên truyền, cổ động trực quan, sử dụng các loại hình văn hóa – văn nghệ, đặc biệt là văn hóa dân gian như ca dao, hị, vè, kịch nói, tiểu phẩm hài. Chỉ có như vậy thì nội dung tun truyền mới thấm vào lịng dân.

Bá Thước có địa bàn phức tạp, dân số đông với nhiều dân tộc anh em sinh sống (Kinh, Thái, Mường, H’mơng, Dao,Tày...), để có phương pháp tuyên truyền cho hiệu quả thì cán bộ tuyên truyền phải học và biết tiếng dân tộc, học cách ăn, cách nói của đồng bào để nói cho đồng bào hiểu, khơng thể nói tiếng Việt cho người đồng bào thiểu số khi họ không biết tiếng Việt. Ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nếu đa số người dân nói tiếng dân tộc thì cán bộ tun truyền lấy đó là tiếng phổ thơng, học và nói tiếng dân tộc.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w