Đặc điểm về đối tượng tuyên truyền

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 44 - 45)

- Một là, điều kiện sống cũng như lao động sản xuất của người dân trên địa bàn còn nhiều thiếu thốn

Cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện Bá Thước vẫn cịn biểu hiện tính tự cung tự cấp, chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt; năng suất lao động thấp, kinh tế yếu kém; điều kiện giáo dục; phương tiện thơng tin liên lạc cịn nghèo nàn; giao lưu gặp nhiều trở ngại từ phong tục, tập quán cũng như khoảng cách quá xa xôi; Thời gian cũng như phương tiện thu nhận thơng tin cịn thiếu, vì vậy trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế.

Do đời sống cịn nhiều thiếu thốn, giao thơng đi lại khó khăn, điều kiện đến trường lớp chưa nhiều nên trình độ nhận thức của người dân không cao; khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông kém. Thời gian để nghe đài, đọc báo xem tivi khơng đáng kể. Nếu đồng bào có xem ti vi, đọc báo hay nghe đài cũng hiểu khơng nhiều vì tiếng phổ thơng cịn hạn chế....đây là những trở ngại rất lớn trong công tác tuyên truyền XĐGNBV

Là một huyện miền núi cao nên giao thơng đi lại khó khăn; dân cư thưa, ở tản mát nên việc lắp đặt các trạm phát thanh công cộng ở đây là không mấy hiệu quả. Thông tin về cuộc sống, sản xuất và các hoạt động khác của người dân thường mang tính chất trực tiếp. Vì vậy cùng với việc nghiên cứu phát triển các phương tiện thông tin hiện đại để tuyên truyền thì việc phát huy ưu thế của các hình thức thông tin trực tiếp rất quan trọng. Nhất là việc sử dụng vai trị của người có uy tín như già làng, trưởng bản; các đảng viên là người dân tộc có uy tín, các tổ chức hội nhóm có ý nghĩa to lớn trong công tác tuyên truyền cho người dân trên địa bàn.

- Thứ hai, tính đặc thù trong phong tục tập quán của người dân

Địa bàn huyện Bá Thước có các nhiều dân tộc sinh sống như: Thái, Mường, Kinh, Dao… Do điều kiện hoạt động và hoàn cảnh sống, mỗi dân tộc

đều có phong tục tập quán riêng. Đó là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội được mọi người cơng nhận và làm theo. Những thói quen trong nhận thức, ứng xử của mỗi dân tộc là những khuôn mẫu, những quy tắc chi phối hành vi của các thành viên và được hình thành trong quá trình phát triển của dân tộc ấy. Những tập quán, thói quen tồn tại dưới dạng quy ước, hương ước, quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng, tính cưỡng chế của nó được thực hiện thơng qua dư luận, qua niềm tin của cá nhân và cộng đồng. Có những phong tục tập quán phù hợp với nếp sống văn hóa mới nhưng cũng có những hủ tục cần phải loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng. Nếu nội dung tuyên truyền phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ và ngược lại. Vì vậy, cán phải biết khai thác, kết nối để các đồng bào các dân tộc nhận thức được vai trị của cơng tác XĐGN, để từ đó góp phần vào việc xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống.

Việc nắm vững những đặc điểm của đối tượng tuyên truyền giúp cho cán bộ làm công tác tuyên truyền XĐGNBV lựa chọn được nội dung, hình thức và các phương pháp tác động phù hợp, đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w