Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 59 - 67)

tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước

2.2.2.1 Hạn chế của cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững Thứ nhất, về mặt nhận thức của nhân dân đối với chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững

Huyện Bá Thước là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn, có trình độ học vấn thấp, sản xuất theo phương thức sản xuất truyền thống “Chọc lỗ tra hạt, chừ nước trời, khơng bón phân”) dựa vào điều kiện tự nhiên để tổ chức sản xuất. Những hạn chế về mặt trình độ dân trí cũng như thói quen canh tác đã ảnh hướng không nhỏ đến việc nhận thức chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của bà con nhân dân.

Một hạn chế về nhận thức của chính ngay những người nghèo đó là có sự cam chịu với sự đói nghèo, nhiều người thiếu ý thức vươn lên trong làm ăn để thốt khỏi đói nghèo, khơng có kế hoạch sản xuất phù hợp, một số người cịn lười biếng có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và cộng đồng. Trên thực tế có hiện tượng chính quyền một số địa phương cấp xã phấn đấu trở thành xã nghèo, hộ nghèo để nhận hỗ trợ…

Thứ hai, về mặt thái độ, niềm tin của nhân dân đối với chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, dưới sự tác động của công tác tuyên truyền XĐGNBV quần chúng nhân dân đã sự thay đổi về nhận thức cũng như thái độ đối với cơng tác cơng tác tun truyền XĐGNBV nói riêng và cơng tác xóa đói giảm nghèo nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế. Đa số quần chúng nhân dân đều tin tưởng đối với chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, song bên cạnh đó, vẫn cịn một bơ phận khơng nhỏ người dân thể

hiện thái độ bàng quan, hời hợt, thiếu quan tâm, xem chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo là việc của “người ta” mà khơng phải của mình, của gia đình mình.

Thứ ba, hoạt động thực tiễn của nhân dân chưa phù hợp với mục đích cơng tác tun truyền XĐGNBV

Theo kết quả từ bảng 2.1: bảng thể hiện những hoạt động của nhân dân

huyện Bá Thước hưởng ứng chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững hiện nay có thể thấy:

Một bộ phận người dân (20,7%) trên địa bàn huyện chưa chủ động trong việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững như chương trình 30a, chương trình 135… Có 48% người dân chưa được học nghề hoặc làm theo các tấm gương điển hình tiên tiến. Họ có tâm lý e ngại trong việc học tập các mơ hình sản xuất kinh doanh giỏi, những tấm gương điển hình tiên tiến vì ngại khó dẫn đến tâm lý tự ti, sợ thất bại.

58% người dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất . Như vậy, có thể thấy việc áp dụng các thành tựu khoa học vào trong sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Bá Thước còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Đa số người dân trên địa bàn chỉ mới biết sử dụng những loại máy móc phục vụ sản xuất nơng nghiệp mà chưa thực sự áp dụng rộng rãi vào trong hoạt động sản xuất

Quy mơ sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, vẫn cịn tình trạng sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa chưa được đẩy mạnh; 45,3% người dân thiếu sự chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sản xuất mang tính tự phát, hiệu quả kinh tế khơng cao.

Một bộ phận người dân, đặc biệt là người nghèo, hộ nghèo chưa có ý thức tích cực trong việc tham gia vào các phong trào thi đua lao động sản xuất do địa phương phát động. Họ tham gia các phong trào với ý nghĩ “làm cho

có”, “làm cho xong việc”, mà chưa thực sự xuất phát từ chính mong muốn của bản thân tham gia các phong trào do các cấp ủy, chính quyền, đồn thể phát động.

Một bộ phận khơng nhỏ người dân khơng muốn thốt nghèo, mong nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên, có thái độ trơng chờ, ỷ lại… Chưa tận dụng khả năng kinh tế, lợi thế của vùng nên chưa phát huy và khai thác hiệu quả đã ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững

Hiệu quả cơng tác đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp thấp, các hình thức dạy nghề chưa phù hợp, chưa góp phần thay đổi tâp quán lạc hậu của người dân. Lao động địa phương chủ yếu là chưa qua đào tạo, tay nghề chưa cao, nên rất khó tạo được việc làm tại chỗ cũng như tham gia vào thị trường lao động trong nước và ngồi nước.

Thứ tư, nguồn lực đấu tư cho cơng tác tuyên truyền XĐGNBV còn nhiều hạn chế

Một số cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đồn thể ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nội dung tuyên truyền ở địa phương, có nơi, có lúc cịn bng lỏng, biểu hiện của tính hình thức. Đơi khi cơng tác tun truyền chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm, chỉ rộ lên ở những đợt cao điểm hoặc khi có kiểm tra.

Khi được hỏi “ Ông (bà) đánh giá như thế nào về lực lượng cán bộ

làm cơng tác xóa tun truyền đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước?” thì thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2: Bảng nhận xét về lực lượng cán bộ làm cơng tác xóa tun truyền đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước hiện nay.

*Về số lương

Phiếu Tỷ lệ %

Đáp ứng yêu cầu 28 56

Đáp ứng một phần yêu cầu 17 34

Còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu 5 10

Khó trả lời.

Về trình độ, năng lực tun truyền:

Tốt Khá Chưa tốt

Phiếu Tỷ lệ% Phiếu Tỷ lệ% Phiếu Tỷ lệ %

Khả năng triển khai thực hiện các chương trình XĐGNB V 20 40 25 50 5 10 Khả năng tuyên truyền, hướng dẫn 23 46 30 60 7 14 Khả năng cổ vũ, động viên 25 50 18 36 7 14

Như vậy, lực lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền XĐGNBV trên địa bàn huyện vẫn cịn có một bộ phận chưa đáp ứng u cầu về trình độ, năng lực chun mơn cũng như về số lượng cần thiết. Những hạn chế này của cán bộ làm công tác tuyên truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về mặt hiệu quả của cơng tác này

Các nguồn lực tài chính cho tun truyền xóa đói giảm nghèo được tăng cường nhưng so với nhu cầu chưa đáp ứng được, việc tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án chính sách để xóa đói giảm nghèo chưa tốt.

Phương tiện kỹ thuật hỗ trợ công tác tuyên truyền XĐGNBV trên địa bàn huyện cịn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu thơng tin của người dân

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng của các cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước hiện nay

Theo kết quả khảo sát thì, chỉ có 20% ý kiến cho rằng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác tuyên truyền XĐGNBV đáp ứng yêu cầu, 30% ý kiến cho rằng mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu, và 50% ý kiến cho rằng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho cơng tác tun truyền cịn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, có thể thấy việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật còn chưa được quan tâm đúng mức.

Nguồn tài liệu cung cấp cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững còn rất hạn chế, chủ yếu là các văn bản chỉ thị từ cấp trên, chưa có nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên sâu cho từng đối tượng trên địa bàn.

2.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững

Một là, xuất phát điểm nền kinh tế - xã hội của huyện còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung, có tới 85% thu nhập của huyện đều dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thu nhập thực tế của nhiều người dân chỉ ở mức 700 -800 ngàn đồng/ người/ năm, trình độ dân trí khơng đồng đều, nhiều người chưa biết chữ. Lao động tự nhiên và lao động thủ cơng là chính. Kết cấu hạ tầng tháp kém, giao thông đi lại khó khăn,

hạ tầng cơ sở phục vụ y tế, giáo dục, văn hóa thơng tin kém phát triển đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp nhận nội dung tuyên truyền XĐGNBV

Hai là, một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững, chưa chú trọng đến việc xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun truyền và xóa đói giảm nghèo, cơng tác tun truyền vận động nhân dân ở các thôn, làng thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cịn nhiều hạn chế

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số nơi vẫn chưa thể hiện được vai trị chủ dạo của mình trong việc tiên phong đề ra kế hoạch, chiến lược, phương thức thực hiện các chương trình hành động XĐGN cũng như tổng kết cơng tác tun truyền XĐGNBV nên trong q trình chỉ đạo thiếu tính đồng bộ, khơng nhất qn làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả chung

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội trong cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững cịn chưa chặt chẽ, nhiều cán bộ chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nên hoạt động tuyên truyền chưa mang lại hiệu quả, tỉ lệ tái nghèo vẫn còn

Các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền XĐGNBV và ý thức XĐGN của một bộ phận nhân dân chưa cao

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền XĐGNBV tuy được các các cấp ủy, chính quyền huyện khá tập trung thực hiện qua đó nhận thức của nhân dân trên địa bàn cũng có những chuyển biến tích cực, góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng của cơng tác xóa đói giảm nghèo.. Khơng thể phủ nhận công tác tuyên truyền XĐGNBV đã và đang được tiên hành tại địa phương, tuy nhiên hiệu quả công tác này đến nay vẫn cịn nhiều hạn chế. Có nhiều

ngun nhân dẫn đến tình trạng này trong đó dễ thấy nhất đó chính là các cấp ủy đảng, chính quyền và các đồn thể ở địa phương vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền XĐGNBV, của các chương trình xóa đói giảm nghèo. Chính vì khơng nhận thức đầy đủ về vị trí và vai rị của nó nên trong q trình chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện thiếu sự đàu tư, thực hiện qua loa, chiếu lệ. Điểm hạn chế lớn nhất trong công tác tuyên truyền XĐGNBV cho nhân dân trên địa bàn huyện trong những năm qua đó là nội dung tun truyền hầu như khơng có tính đột phá, vẫn là những nội dung cơ bản mang tính kế hoạch chung chung, phần lớn đề cập đến mục tiêu, chiến lược, phương hướng và các giải pháp chung mà khơng có sự điều chỉnh để phù hợp với từng địa bàn khác nhau cũng như không căn cứ vào đặc điểm dân cư của từng nơi. Mặt khác, đội ngũ làm công tác tuyên truyền XĐGNBV trên thưc tế đều kiêm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng khác nên việc dầu tư cho công tác tuyên truyền chưa được cao. Lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể một số nơi chỉ tham dự các hội nghị báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nên dẫn đến tình trạng chỉ đạo chung chung, thiếu sát sao với thực tế, chưa di đúng trọng tâm, trọng điểm, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Có thể thấy, việc nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trị của cơng tác tuyên truyền XĐGNBV của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể cũng như của một bộ phận nhân dân trên địa bàn huyện Bá Thước đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững của địa phương.

Ba là, một số chính sách, cơ chế trợ giúp kéo dài, chậm đổi mới như chính sách trợ giá, trợ cước, tuyển cử, cấp sách vở cho học sinh… tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ của người dân, của cấp ủy và chính quyền.

Bốn là, cơng tác phối hợp tuyên truyền và công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là công tác tuyên truyền XĐGNBV và việc cung cấp thông tin, phương tiện tuyên truyền còn nhiều hạn chế

Năm là, năng lực của cán bộ làm cơng tác tun truyền XĐGNBV cịn nhiều hạn chế như: ngại đi thực tế, tiếp xúc với các cơ sở, trong cơng tác thiếu nhiệt tình, tiếp nhận thông tin qua các báo cáo, thông tin nội bộ nên thông tin thu được chưa đa dạng. Đa số chưa có trình độ chun mơn sâu, chưa am hiểu phong tục tập quán của người dân; nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền còn hạn chế, chậm đổi mới, chưa phù hợp với trình độ và tâm lý của người dân trên địa bàn. Qua khảo sát thực tế cho thấy, nhiều báo cáo viên, tuyên truyền viên mỗi năm xuống cơ sở chỉ có 1 lần.

Bảng 2. 3: Bảng biểu thể hiện mức độ về cơ sở của cán bộ làm công tác tuyên truyền XĐGNBV trên địa bàn huyện Bá Thước.

Số lần Phiếu Tỷ lệ %

Không gặp lần nào 23 15.3

Một lần 67 44.7

Hai lần 48 32

Từ ba lần trở lên 12 8

Như vậy, có thể thấy cán bộ làm cơng tác tun truyền XĐGNBV cịn có nhiều han chế trong việc chủ động tiếp nhận thơng tin từ cơ sở, cịn có biểu hiện ngại khó, ngại khổ, tâm lý e ngại khi về tiếp xúc trực tiếp với người dân để làm công tác tuyên truyền, vận động.

Đa số cán bộ làm công tác tuyên truyền đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa có chun mơn sâu, chưa được đào tạo, nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phù hợp với trình độ dân trí và tâm lý của quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Cán bộ làm công tác tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững đơi khi thực hiện mang tính hình thức, thiếu sự phối hợp giữa các thành viên, cán bộ làm cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo ở cơ sở chưa được bố trí. Do đó, sự chỉ đạo của các cấp chưa đến được với người nghèo hoặc chỉ mang tính phong trào, làm giảm hiệu quả chung của cơng tác xóa đói giảm nghèo.

Sự phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả tuyên truyền XĐGNBV trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua cho thấy:

Những đặc điểm về kinh tế - chính trị - xã hội và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả tuyên truyền XĐGNBV trên địa bàn huyện Bá Thước là một thực tế khách quan, thực tế điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đó cần được nghiên cứu đánh giá đúng đắn để thấy được những thuận lợi và khó khăn từ đó tìm ra các biện pháp để khắc phục khi thực hiện công tác tuyên truyền XĐGNBV.

Trên cở đánh giá thực trạng hiệu quả tuyên truyền XĐGNBV ở huyện Bá Thước hiện nay có thể thấy được cả những thành tựu và hạn chế trên cả bốn tiêu chí đánh giá: nhận thức, thái độ, hành vi và mức chi phí so với kết quả đạt được. Những thành tựu đã đạt được là hết sức to lớn, cần được phát huy. Tuy nhiên, những khó khăn, hạn chế cũng đặt ra yêu cầu bức thiết cần được giải quyết. Vì vậy, cần phải tìm ra phương hướng và giải pháp để nâng

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w