Tiếp tục phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh chống thói ỷ lại, trơng chờ của một bộ

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 86 - 91)

bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh chống thói ỷ lại, trơng chờ của một bộ phận người dân

Một là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và xóa đói giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống vật chất cho người dân, nhất là những người nghèo.

Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với người nghèo từ các nguồn hỗ trợ trong và ngồi nước. Thu hút chính sách ưu đĩa, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đa dạng hóa các loại hình tín dụng, tăng dần vốn vay dài hạn, trung han, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các nguồn vốn để sản xuất.

Hai là, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thu hút đầu tư, mở rộng các làng nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời coi trọng nguồn vốn tại chỗ từ các doanh nghiệp địa phương, các dự án hỗ trợ, để giúp người dân thoát nghèo. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sinh hoạt, dành vốn mở rộng sản xuất.

Ba là, đẩy mạnh các ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất của người nông dân, nhất là những giống cây trồng vật ni

có năng suất và chất lượng cao, tạo điều kiện cho việc đảm bảo an ninh lương thực, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa.

Bốn là, tăng cường đầu tư cho hoạt động khuyến nông khuyến lâm để giúp người nơng dân tìm hiểu về cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm, đưa các loại giống cây mới vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, nắm bắt thông tin thị trường, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm…

Qua điều tra xã hội học cho thấy, trình độ dân trí của người dân trên địa bàn huyện Bá Thước cịn có nhiều hạn chế, điều này làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó dẫn đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế - xã hội thì chúng ta cũng cần phải chú ý đến việc nâng cao trình độ dân trí cho người dân. Để làm được điều này, cần phải:

Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền cũng như các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện về vị trí, vai trị của giáo dục – đào tạo. Huy động mọi tiềm năng, phương tiện để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước về giáo dục – đào tạo. Xây dựng các chương trình tuyên truyền đổi mới giáo dục, tạo mọi điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục ở các cấp học, bậc học.

Hai là, bên cạnh việc mở rộng quy mô, mạng lưới giáo dục, phổ cập giáo dục ở các bậc học thì cũng cần có chính sách phù hợp đối với việc mở các lớp dạy nghề, hướng nghiệp cho học sinh

Ba là, cần giáo dục, tuyên truyền nhằm phát huy lòng tự hào dân tộc, ý thức vươn lên thốt nghèo, làm giàu chính đáng cho người dân. Đồng thời cũng phải đấu tranh chống lại tâm lý thụ động, thói ỷ lại, trơng chờ của một bộ phận người dân trên địa bàn.

Bốn là, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cụ thể hóa các nội dung về xây dựng làng văn hóa,gia đình văn hóa một cách thiết thực, phù hợp với trình độ văn hóa, phong tục tập quán của người dân. Tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời từng bước loại bỏ những tập tục, hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hiệu quả tuyên truyền XĐGNBV ở huyện Bá Thước, tác giả luận văn đã đề xuất 3 phương hướng, đó là: Các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo nói chung và cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững nói riêng; Nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững phải gắn với nâng cao trình độ dân trí và đào tạo, bối dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tuyên truyền; Nội dung tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững phải được lồng ghép và gắn kết chặt chẽ với các nội dung tuyên truyền khác; và 6 giải pháp bao gồm: Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng và chính quyền về tăng cường tuyên truyền xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; Tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội đối với cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững; Chăm lo xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương; Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương; Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

và kinh phí phục vụ cho cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững; Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh chống thói ỷ lại, trơng chờ của một bộ phận người dân

Thực tế đã cho thấy nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa khơng thể chỉ sử dụng một hoặc hai giải pháp mà buộc phải thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chương 3 đã đi sâu vào phân tích, và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững để công tác tuyên truyền thực sự đi vào trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần tích cực vào cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Xóa đói giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta dã và đang được thực hiện nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân, thu hẹp khoảng cách và trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và các dân tộc, nhóm dân cư. Xóa đói gairm nghèo có thể coi là một trong những chương trình quốc gia thể hiện rõ bản chất của chế độ ta, theo định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”.

Trong q trình thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, Đảng ta ln xác định cơng tác tun truyền xoa đói giảm nghèo có vai trị đặc biệt quan trọng. Cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo trên địa bàn cả nước nói chung và ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã đem lại nhiều kết

quả thiết thực, góp phần khơng nhỏ vào thành cơng của chương trình xóa đói giảm nghèo.

Trong những năm qua, cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ cả về mặt nhận thức, thái độ và hành động thực tiễn. Song bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập, cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp để có thể giải quyết.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa trong cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương, tôi nhận thấy rằng để nâng cao được hiệu quả của công tác này chúng ta cần phải áp dụng đồng bộ, linh hoạt các giải pháp chủ yếu như:Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng và chính quyền về tăng cường tuyên truyền xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; Tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội đối với cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững; Chăm lo xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên giáo làm cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương; Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương; Tiếp tục phát triển KT – XH, nâng cao dân trí và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh chống thói ỷ lại, trơng chờ của một bộ phận người dân. Có thể nói, xóa đói giảm nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội mang tính rộng lớn và phức tạp, có liên quan đến nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Các phương hướng và giải pháp được đề xuất trong luận văn chỉ đứng trên góc độ cơng tác tun truyền xóa đói giảm nghèo bền vững mà khơng phải là giải pháp chung cho toàn bộ vấn đề. Song nếu những

giải pháp này được thực hiện đồng bộ, sẽ góp phần khơng nhỏ vào thành cơng chung của cơng tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Hiệu quả tuyên truyền xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa hiện nay (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w