Hiện trạng thủy hóa và tình hình nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ mức độ tổn THƯƠNG DO xâm NHẬP mặn ở các TẦNG CHỨA nước TRẦM TÍCH đệ tứ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN TRONG bối CẢNH BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 49 - 53)

3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

3.4. Hiện trạng thủy hóa và tình hình nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận

Bắc) ; PN1, PN2, PN3, PN4, PN5 và PN6 (khu công nghiệp Phước Nam, Thuận Nam)

vào khoảng 1.900 m3/ng.

- Lưu lượng khai thác NDĐ (từ năm 2005 đến nay) tại các lỗ khoan: LN01, LN02 (Nhơn Hải, Ninh Hải); LN03, LN04, LN05, LN06, LN07 (An Hải, Ninh Phước); LN08, LN09, LN10, LN11, LN12 (Phước Dinh, Ninh Phước); GKM1 (Mỹ Sơn, Ninh Sơn); GKPĐ1, GKPĐ2 (Phước Đại, Bác Ái) và GKPC1 (Phước Chính, Bác Ái); khoảng gần 2.800 m3/ng.

- Lưu lượng khai thác NDĐ (từ năm 2007 đến nay) tại các lỗ khoan của tổ chức Jica: N-01 (Nhơn Hải, Ninh Hải), N-02 (Công Hải, Thuận Bắc), N-03 (Bắc Sơn, Thuận Bắc) và N-06 (Phước Hải, Ninh Phước) khoảng 400 m3/ng.

- Lưu lượng của các lỗ khoan khai thác NDĐ (từ năm 2008 đến nay) tại Công Hải (Thuận Bắc), Hòa Sơn, Lương Sơn, Ma Nới (Ninh Sơn), Phước Kháng (Thuận Bắc), Phước Tân, Phước Thành, Phước Trung (Bác Ái) và Phước Vinh (Ninh Phước) khoảng 2200 m3/ng.

Ngồi ra trong vùng nghiên cứu cịn có các giếng đào, giếng khoan nhỏ lẻ của các hộ dân khai thác nước phục vụ nhụ cầu hàng ngày của người dân với tổng lưu lượng khai thác không xác định [20].

3.4. Hiện trạng thủy hóa và tình hình nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh NinhThuận Thuận

3.4.1. Loại hình hóa học nước dưới đất

Phía đơng tỉnh Ninh Thuận nằm giáp với biển, do vậy nước dưới đất chịu tác động trực tiếp và lâu dài với nước biển và chuyển tiếp của địa hình đã làm cho đặc điểm thủy hóa của vùng nghiên cứu khá phức tạp. Các loại hình hóa học chủ yếu là Clorua, Bicarbonat và nước hỗn hợp.

a. Loại hình nước clorur

Phân bố rộng rãi ở đồng bằng Phan Rang, phía Đơng Nam của tỉnh Ninh Thuận và tập trung chủ yếu ở đồng bằng lớn Phan Rang và các dải đồng bằng ven biển, với diện tích khoảng trên 300 km2.

Thành phần ion chủ yếu của nước theo thứ tự giảm dần (Cl-), (HCO3), (SO42-). pH từ 6,3 đến 9,01. Độ cứng toàn phần từ 0,1 mgđl/l đến 174 mgđl/l, nước thuộc loại từ rất mềm đến rất cứng. Đặc biệt, những nơi nước nhiễm mặn độ cứng thường lớn (>13 mgđl/l). Tổng khống hóa từ 0,08 g/l đến 13,33 g/l. Nước dưới đất thuộc loại

nước nhạt đến nước lợ và nước mặn. Sự biến đổi hàm lượng các ion của

nước có loại

hình hóa học clorur thể hiện trong bảng dưới đây.

b. Loại hình nước bicarbonat

Nước dưới đất thuộc loại hình hóa học bicarbonat phân bố chủ yếu ở phía Tây và phía Đơng Bắc tỉnh Ninh Thuậnvới diện tích tổng cộng khoảng 540 km2.

Thành phần ion chủ yếu của nước theo thứ tự giảm dần (HCO3-), (SO42-), (NOs).pH từ 5,99 đến 8,74thuộc loại acid yếu đến kiềm mạnh.Độ cứng toàn phần của nước từ 0,25 mgđl/l đến 13,8 mgđl/l, nước thuộc loại rất mềm đến rất cứng.Tổng khống hóa từ 0,06 g/l đến 2,12 g/l; thuộc loại nước nhạt đến nước hơi lợ.

c. Loại hình nước hỗn hợp

* Nước hỗn hợp clorur - bicarbonat

Phân bố thành 3 cụm chính ở đồng bằng lớn Phan Rang, dọc QL1A đoạn phía Đơng Bắc từ Cơng Hải đến Phan Rang và dọc QL1A đoạn phía Nam từ Phước Nam đến Phước Minh. Ngồi ra, cịn phân bố ở Phước Chính và Phước Dinh. Diện tích tổng cộng khoảng 270 km2.

Thành phần ion chủ yếu của nước theo thứ tự giảm dần (Cl-), (HCO3). (SO42-) (NO3-). Độ pH của nước thuộc loại hình hố học này thay đổi từ 6,28 đến 8,68; nước thuộc loại trung tính đến kiềm mạnh. Độ cứng toàn phần từ 0,2 mgđl/l đến 14,5 mgđl/l, nước thuộc loại rất mềm đến rất cứng. Những nơi nước nhiễm mặn độ cứng thường lớn (>5,3 mgđl/l).

Tổng khống hóa từ 0,09 g/l đến 2,79 g/l; thuộc loại nước nhạt đến nước hơi lợ.

* Nước hỗn hợp bicarbonat - clorur

Phân bố đan xen với nước clorur, nước bicarbonat và nước hỗn hợp clorur - bicarbonat với diện tích khoảng trên 200 km2.

Thành phần ion chủ yếu của nước theo thứ tự giảm dần (HCO3-), (Cl-), (SO42-), (NO3-) pH từ 6,62 đến 8,52; nước thuộc loại trung tính đến kiềm mạnh. Độ cứng tồn phần từ 0,2 mgđl/l đến 10,6 mgđl/l, nước thuộc loại rất mềm đến rất cứng.Tổng khống hóa của từ 0,04 g/l đến 2,4 g/l; thuộc nước nhạt đến nước hơi lợ.

3.4.2. Hiện trạng nhiễm mặn nước dưới đất

Tỉnh Ninh Thuận có đường bờ biển dài 105 km, với nhiều vũng vịnh, cửa sông, chịu sự tác động mạnh mẽ của thủy triều nên nước dưới đất bị nhiễm mặn ở nhiều vùng khác nhau. Khu vực này đã hình thành những vùng nước dưới đất bị nhiễm mặn hoàn toàn từ trên xuống dưới, khoảng 190 km2. Đồng bằng Quán Thẻ xấp xỉ 300 km2,

nhiễm mặn hoàn toàn khoảng 90 km2. Ngoài ra, một số đứt gãy sâu là

các kênh dẫn

thuận lợi cho xâm nhập mặn từ dưới lên các tầng chứa nước phía trên. Như

vậy, các

đồng bằng Phan Rang và Quán Thẻ cịn khoảng 420 km2 có phần NDĐ trên

nhạt và

phần dưới bị nhiễm mặn.

Xâm nhập mặn bao trùm phần lớn phía Đơng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm kéo xuống Quán Thẻ, diện tích xấp xỉ 100 km2. Tại vùng này nước nhạt chỉ tồn tại dưới dạng thấu kính trong các cồn cát, đụn cát ở những địa hình tương đối cao. Phía Bắc Phan Rang - Tháp Chàm đến Ninh Hải, dọc quốc lộ 1A và phía Tây thành phố đến cầu Tân Mỹ dọc theo sơng Cái ít bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Nhìn chung, khơng gian phân bố của nước dưới đất bị nhiễm mặn trong toàn tỉnh Ninh Thuận có phương Đơng - Tây. Ranh giới nhiễm mặn nước dưới đất bắt đầu từ cầu Mỹ Thanh (xã Công Hải) chạy dọc theo QL1A qua địa phận các xã Cơng Hải, Lợi Hải (Thuận Bắc); sâu về phía Tây tới Phước Trung (Bác Ái), vòng qua khu vực Nhơn Sơn, Mỹ Sơn (Ninh Sơn), Phước Vinh, Phước Hậu (Ninh Phước), Phước Nam cho đến cầu Ga, Phước Diêm (Thuận Nam). Điểm xa nhất của ranh giới nhiễm mặn tính từ cửa sơng Cái theo hướng Tây Bắc, dọc QL27 đến gần UBND xã Mỹ Sơn là 22,5 km. Vùng bị nhiễm mặn thể hiện trong hình 1.8.

Hình 1.8. Sơ đồ nhiễm mặn nước dưới đất vùng ven biển Ninh Thuận [20]

Vịnh Phan Rang

Ranh giỡi nhiễm mận táng chúa nutìc (tăng trẽn nhat, táng dưỡi mặn) ——— Vùng nutìc duỡi đất ______ bị nhiễm mặn tâng trẽn vá dutìi

Kết quả khoanh định các vùng nước dưới đất bị nhiễm mặn (tổng khống hóa M>1,0 g/l và pk<10Qm) như sau:

* Vùng nước dưới đất phần trên nhạt, dưới bị nhiễm mặn:

Thuộc loại này phân bố rải rác từ khu vực suối giếng xã Công Hải (Thuận Bắc) đến tận cầu Ga ở xã Phước Diêm (Thuận Nam). Chúng gồm các khoảnh:

- Khoảnh 1: từ cầu Bà Râu đến cầu Lăng Ông, xã Lợi Hải (Thuận Bắc) phân bố chủ yếu các trầm tích Holocen và từ Tây Bắc xã Tân Hải đến Đồng Giầy, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn) phân bố chủ yếu các trầm tích Pleistocen, diện tích khoảng 55 km2. Chiều sâu bị nhiễm mặn thường >10m. Điện trở suất của đất đá pk<10Qm. Phần trên là nước nhạt và nước khống hóa cao, tổng độ khống hóa M < 1,0 g/l.

- Khoảnh 2: phân bố ở trung tâm, phía Tây và kéo ra phía Đơng của đồng bằng Phan Rang. Ở trung tâm thuộc các phường Đài Sơn, Phước Mỹ, Đô Vinh, Bảo An (PR - TC) kéo xuống Phước Thuận Trường Sanh đến Phú Quý (Ninh Phước) ra Long Bình, Lam Cương, Tn Tú, Hịa Thanh thuộc xã An Hải ở phía Đơng. Phía Tây gồm Ninh Quý, Phước An, Phước Thiện xã Phước Sơn và một phần xã Phước Vinh (Ninh Sơn). Diện tích phân bố của khoảnh này khoảng trên 100 km2. Tầng chứa nước bị nhiễm mặn trong khoảnh này gồm tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và tầng chứa nước Pleistocen. Điện trở suất của trầm tích pk<10Qm. Phần trên nước nhạt và nước khống hóa cao, tổng độ khống hóa M < 1,0 g/l. Chiều sâu bị nhiễm mặn >10m.

- Khoảnh 3: phân bố ở phía Nam của đồng bằng Phan Rang và Đông Nam vùng nghiên cứu gồm địa bàn 2 xã Phước Nam và Phước Dinh. Diện tích phân bố của khoảnh này khoảng 110 km2. Tầng chứa nước bị nhiễm mặn trong khoảnh này gồm tầng chứa nước lỗ hổng Holocen và tầng chứa nước Pleistocen. Điện trở suất của trầm tích pk<10Qm. Phần trên nước nhạt và nước khống hóa cao, tổng độ khống hóa M <1,0 g/l. Chiều sâu bị nhiễm mặn >10 m.

* Vùng nước dưới đất mặn hoàn toàn

Vùng nước dưới đất bị nhiễm mặn hoàn toàn bao trùm phần lớn đồng bằng Phan Rang và các dải cồn cát, đụn cát ven biển. Gồm các khoảnh sau:

- Khoảnh 1: phía Đơng xã Lợi Hải, diện tích khoảng 26 km2. Gồm các trầm tích sơng biển thuộc tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen. Điện trở suất của trầm tích pk<10Qm. Nước dưới đất bị nhiễm mặn hồn tồn, tổng khống hóa dao động từ 1,0 g/l đến 2 g/l, thuộc loại nước lợ.

- Khoảnh 2: phía Đông Bắc xã Lợi Hải thuộc thôn Vĩnh Hy, bãi Chuối, bãi Thùng, bãi Chà Là giáp với biển, diện tích khoảng 40 km2. Nước dưới đất bị nhiễm

- mặn hồn tồn, tổng khống hóa dao động từ 1,5 g/l đến 5 g/l, thuộc

loại nước hơi lợ

và nước mặn.

- - Khoảnh 3: bao trùm phía Tây đồng bằng Phan Rang thuộc địa phận các xã Lương Tri, Nhơn Sơn, khu vực sân bay Thành Sơn, trung tâm và phía Đơng đồng bằng: phường Mỹ Hải, Mỹ Đông, Đạo Long, Tấn Tài,... và xã Xuân Hải, Hộ Diêm, Phương Hải, Tri Hải, Nhơn Hải, Mỹ Hải, Phước Thuận,... tổng diện tích khoảng gần 200 km2. Điện trở suất của trầm tích pk<10Qm. Nước dưới đất bị nhiễm mặn hồn tồn, tổng khống hóa thường từ 1,0 g/l đến 6 g/l, thuộc loại nước lợ và nước mặn.

- - Khoảnh 4: cịn lại ở phía Tây, gồm một khoảnh lớn và vài ba khoảnh nhỏ với

diện tích tổng cộng chừng 120 km2 thuộc phạm vi các xã Phước Hải, Nhị Hà, Phước Nam, Phước Minh, Phước Diêm. Điện trở suất của trầm tích pk<10Qm. Nước dưới đất bị nhiễm mặn hoàn tồn, tổng khống hóa dao động từ 1,0 g/l đến 6 g/l, thuộc loại nước lợ và nước mặn.

3.6. Nhận xét, đánh giá

- Tóm lại, vùng nghiên cứu là một phần tỉnh Ninh Thuận thuộc duyên hải Nam

Trung bộ với diện tích khoảng gần 1000 km2. Nơi đây đặc trưng với hệ thống sông lớn nhất là sông cái Phan Rang. Lượng bốc hơi lớn dẫn đến vùng này khan hiếm nước quanh năm. Các tầng chứa nước trong trầm tích đệ tứ của khu vực được tập trung đi nghiên cứu gồm có 2 tầng là tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ mức độ tổn THƯƠNG DO xâm NHẬP mặn ở các TẦNG CHỨA nước TRẦM TÍCH đệ tứ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN TRONG bối CẢNH BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w