Xây dựng bản đồ phân vùng mức độ tổn thương do xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ mức độ tổn THƯƠNG DO xâm NHẬP mặn ở các TẦNG CHỨA nước TRẦM TÍCH đệ tứ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN TRONG bối CẢNH BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 103 - 105)

- Kết quả cuối cùng (bản đồ phân vùng mức độ tổn thương do xâm nhập mặn)

được tổng hợp lại bằng phép cộng bản đồ được thực hiện trong ArcGIS theo công thức:

- GALDIT = (0.075*G + 0.15*A + 0.3*L + 0.3*D + 0.075*I + 0.1*T)

- Vùng có điểm số <5 được coi là có mức độ tổn thương thấp, vùng có điểm

số 5

- 7.5 được coi là có mức độ tổn thương trung bình và >7.5 được coi là có mức độ tổn thương cao.

- Đối với tầng qh, điểm số tính tốn được nằm trong khoảng 3.5 - 9. Do

vậy, tầng

chứa nước được chia ra làm 3 mức độ tổn thương. Khu vực có mức độ tổn thương cao nằm ở phía cửa sơng Cái Phan Rang và phía nam khu vực nghiên cứu. Khu vực còn lại chạy dọc ven biển với bản kính khoảng <15km được xác định là có mức độ tổn thương ở mức trung bình. Khu vực xa biển nhất nằm ở phía tây bắc được xác định là có mức độ tổn thương thấp.

- Đối với tầng qp, điểm số tính tốn được nằm trong khoảng 2.6 - 8.3. Do vậy,

tầng chứa nước được chia ra làm 3 mức độ tổn thương. Khu vực có mức độ tổn thương cao là một dải chạy dọc ven biển nằm ở phía nam khu vực nghiên cứu . Khu vực còn lại chạy dọc ven biển với bản kính khoảng <10km được xác định là có mức độ tổn thương ở mức trung bình. Khu vực xa biển nhất nằm ở phía tây bắc được xác định là có mức độ tổn thương thấp. Như trong hình thể hiện, theo kịch bản A1F1 xảy ra ở năm 2100, mức độ tổn thương của tầng chứa nước đối với xâm nhập mặn là lớn hơn khoảng 10% so với thời điểm hiện tại.

- Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, việc phân vùng mức độ tổn

thương do

xâm nhập mặn trong các tầng chứa nước ven biển được xây dựng cho chung nhiều mục đích như: ăn uống, sinh hoạt, xây dựng các đường ống kim loại ngầm, các hoạt động hàng ngày nói chung. Để đánh giá cho từng mục đích cụ thể, việc xây dựng lại thang điểm và trọng số cho phương pháp GALDIT là cần thiết để có thể đánh giá một cách chính xác nhất. Dưới đây là bản đồ tính tổn thương cuối cùng:

-

- Hình 3.22. Bản đồ phân vùng tổn thương của tầng qh (trái), qp (phải) theo kich bản

A1F1

- CHƯƠNG 4

- ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC XÂM NHẬP MẶN

- Như đã phân tích tính tốn ở các chương trước vấn đề lớn nhất của tầng chứa

nước Holocen và tầng chứa nước Pleistocen trong khu vực nghiên cứu đó là vấn đề xâm nhập mặn. Để thích ứng với các tác động trên, nhìn chung các giải pháp phải nhằm mục tiêu:

- Khai thác nước dưới đất phải hợp lý nhất;

- Tăng các nguồn bổ cập cho nước dưới đất để khôi phục lại số lượng và chất lượng nước dưới đất.

- Hạn chế quá trình nước biển xâm nhập, đẩy lùi ranh giới mặn nhạt về phía biển.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ mức độ tổn THƯƠNG DO xâm NHẬP mặn ở các TẦNG CHỨA nước TRẦM TÍCH đệ tứ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN TRONG bối CẢNH BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 103 - 105)

w