Đáng chú nhất là căn cứ pháo binh Mỹ đặt trên đồi 24 (người Mỹ gọi là căn cứ Ca-rơn), trong đó bao gồm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chiến dịch Đường số 9 Khe Sanh Xuân Hè 1968 (Trang 26 - 28)

chế tiến hành các cuộc hành quân càn quét, đánh phá. Thực tế, hệ thống phỏng thủ này đang rơi vào thế bị động.

1.3. Xây dựng kế hoạch tác chiến.

Ngày 28-12-1968, Đảng uỷ chiến dịch họp buổi đầu tiên và nhất trí thơng qua quyết tâm chiến dịch.

* Ý định tác chiến

- Khu vực tác chiến chủ yếu: Sau khi phân tích đặc điểm tự nhiên, đặc điểm tuyến phòng thủ của địch cũng như ý định tác chiến của Bộ, Đảng uỷ chiến dịch quyết định lấy hướng Tây là hướng chủ yếu, hướng Đông là hướng quan trọng. Trong quá trình diễn biến chiến dịch, tuỳ theo tình hình, có thể hướng Đơng sẽ trở thành hướng chủ yếu.

- Về phương pháp tiến hành: ta phải diệt được 1, 2 điểm phòng ngự của địch, bao vây uy hiếp một số điểm khác buộc địch phải tăng viện binh ứng cứu. Ta sẽ tập trung lực lượng để giam chân và tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng ứng cứu này. Cụ thể cho từng hướng như sau:

+ Hướng Tây: phải diệt quận lỵ Hướng Hoá, căn cứ Huội San, điểm cao 832; bao vây uy hiếp cứ điểm Làng Vây để đánh viện binh địch ở khu vực phía tây và nam Tà Cơn.

+ Hướng Đông: phải diệt 1, 2 điểm trong 4 điểm phòng ngự của địch trên đường 75; bao vây Cồn Tiên, Dốc Miếu; cắt đứt giao thông ở đoạn Cam Lộ - Cà Lu; đánh địch tăng viện ở khu vực Quán Ngang, Dốc Miếu và ở phía tây, tây nam Đơng Hà; cắt đường sông xuất phát từ Cửa Việt1, đánh phá kho tàng, sân bay địch.

Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh chiến dịch cũng dự tính có hai khả năng có thể xảy ra và sự ứng phó của ta với mỗi khả năng đó. Một là, nếu địch khơng tăng

1 Cửa Việt là nơi gặp nhau của sông Hiếu và sông Thạch Hãn chảy qua Quảng Trị, là vùng nước rộng khoảng 2km, có đủ độ sâu để đảm bảo cho tàu trọng tải 1.000 tấn đi lại. Ngay từ khi mới nhảy vào miền Nam, đế 2km, có đủ độ sâu để đảm bảo cho tàu trọng tải 1.000 tấn đi lại. Ngay từ khi mới nhảy vào miền Nam, đế

quốc Mỹ đã cho xây dựng cảng Cửa Việt, được xem là "cuống họng" của vùng bắc Quảng Trị, nơi cung cấp hàng hoá cho cả vùng Trung và Hạ Lào.

viện phản kích, thì ở phía Tây ta phải diệt Làng Vây và vây hãm Tà Cơn1

; triệt nguồn tiếp tế của địch cho căn cứ Tà Cơn để lơi kéo lính Mỹ lên, khi có điều kiện thì cơng kích giải phóng Khe Sanh. Phía Đơng phải cắt Đường số 9 đoạn Cam Lộ - Tân Lâm, uy hiếp sự vận chuyển của địch bằng đường sông từ Cửa Việt đi Đông Hà, buộc chúng phải tăng viện. Hai là, nếu địch bị thua lớn ở các chiến trường khác, nhất là ở các đơ thị thì tuỳ tình hình phát triển trên chiến trường có thể đánh chiếm một đoạn đường số 9 và đưa lực lượng phát triển vào Trị Thiên - Huế.

* Sử dụng lực lượng

- Lực lượng ở hướng Tây gồm: 2 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 304 và Sư đoàn 325), một tiểu đoàn và 4 đại đội địa phương, 2 trung đoàn pháo binh (675 và 45)2, 1 trung đoàn pháo cao xạ (241), 1 tiểu đoàn xe tăng (loại PT-76) thiếu 1 đại đội, 1 trung đoàn và một đại đội cơng binh, 1 tiểu đồn trinh sát, 1 tiểu đồn thơng tin, 1 đại đội súng phun lửa nhẹ, 6 tiểu đoàn vận tải...

- Lực lượng ở hướng Đơng gồm: Sư đồn 320, 2 trung đoàn bộ binh 1 và 3 thuộc Sư đoàn 324 cũ, trung đoàn bộ binh 270 độc lập của huyện Vĩnh Linh, 1 tiểu đoàn và 2 đại đội địa phương huyện Gio Linh, Đồn đặc cơng B5 và 2 đại đội đặc công hải quân, 3 trung đoàn pháo binh (84, 164 và 204), 1 tiểu đoàn A72, 2 trung đoàn cao xạ (128 và 282), các phân đội trinh sát và thông tin B5.

Tổng quân số trong cả chiến dịch (kể cả vận tải, thông tin, hậu cần...) khoảng 65.000 người3, gấp 1,2 lần quân số tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Quân số trên hai hướng Đông và Tây là tương đương nhau. Tỷ lệ các loại hoả lực so với chiến dịch Điện Biên Phủ:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chiến dịch Đường số 9 Khe Sanh Xuân Hè 1968 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)