Như vậy, đến ngày 5-4, Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ (thiếu 1 tiểu đoàn) đã tập trung đầy đủ ở khu vực Khe Sanh. Rút kinh nghiệm trong những lần chiến đấu với lực lượng ta trước đó, địch khơng dám đổ qn ào ạt mà tiến hành từng bước thận trọng, không dám đổ quân vào sâu hậu phương chiến dịch của ta mà chỉ tập trung lực lượng ở từng khu vực, tiến hành đẩy lùi ta từng bước, thực hiện đánh chiếm từng bàn đạp nhằm giải toả từng phần khu vực bị ta vây lấn. Địch cố tập trung quân mở rộng khu vực đổ quân về phía tây nhằm cắt đứt đường tiếp tế, phối hợp với lực lượng từ trong căn cứ Tà Cơn đánh ra để gây khó khăn cho lực lượng của ta đang vây lấn, buộc ta phải giảm áp lực đối với Tà Cơn. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã
chủ trương: đẩy mạnh các hoạt động đánh địch ở phía nam Đường số 9; tập
trung lực lượng giữ vững Làng Khoai, Ku Bốc và các trận địa vây lấn quanh
Tà Cơn; đồng thời, một bộ phận chủ lực phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương tích cực đánh giao thơng chặn địch trên đoạn Cà Lu - Rào Quán; tăng cường lực lượng chốt giữ ở Làng Vây và chuẩn bị kế hoạch tác
chiến sẵn sàng khôi phục Làng Vây khi bị địch chiếm.
Đúng như dự đoán của ta, đến sáng ngày 6-4, địch tập trung lực lượng, hoả lực đánh phá dữ dội vào các trận địa chốt của ta ở Ku Bốc và Làng Khoai. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt. Các chiến sĩ ta do phải trải qua nhiều ngày chiến đấu liên tục, sức khoẻ giảm sút, bị thương vong nhiều nên chủ động rút lui. Địch chiếm được ngã ba Ku Bốc, Làng Khoai. Chiều cùng ngày, địch nối thông được với sân bay Tà Cơn. Giai đoạn giải toả giao thông (đoạn Cà Lu -
Khe Sanh) kết thúc. Căn cứ Tà Cơn của địch đã được nối liền đường bộ với
Đông Hà bằng cả một sư đồn mạnh, có trang bị hiện đại nhất của quân Mỹ
lúc bấy giờ.
Trong thời gian địch tiến hành giải toả Khe Sanh, thì ở hướng Đơng, Sư đồn 320 lúc đó được lệnh sang bờ bắc sông Bến Hải củng cố để chuẩn bị cho đợt hoạt động tháng 5-1968. Tại bờ nam chỉ còn lại Trung đoàn 27, Trung đoàn 270 và các đại đội, tiểu đoàn địa phương. Để phối hợp với chiến trường
Khe Sanh, lực lượng cịn lại tích cực chiến đấu, đẩy mạnh bao vây Cồn Tiên, đánh phá giao thơng và đánh địch phản kích nhỏ. Ngồi ra, ta cịn dùng pháo binh liên tục bắn phá uy hiếp các căn cứ Cửa Việt, Đông Hà và trại pháo Ca- rôn (căn cứ 241). Mặc dù quân số thiếu hụt, sức khoẻ giảm sút, tiếp tế gặp nhiều khó khăn nhưng các đơn vị bộ đội vẫn kiên trì bám sát địch, thực hiện đánh liên tục và đều khắp làm chậm bước tiến của chúng.
Nhìn chung trong cả giai đoạn đánh địch giải toả giao thông này, ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Các đơn vị của Sư đoàn 304, Tiểu đoàn 8 độc lập và các lực lượng khác đã hiệp đồng chặt chẽ với các binh chủng thực hiện đánh rất nhiều trận, có những trận đạt hiệu suất cao, diệt nhiều địch như trận Làng Khoai (2, 3-4), trận điểm cao 471 (4-4). Tuy nhiên, địch đã giải toả được giao thông đường bộ (nối Khe Sanh với Đông Hà); ta bị mất hầu hết các trận địa vây lấn và đài quan sát pháo binh ở phía nam và tây nam Tà Cơn, làm cho việc chiến đấu của ta gặp rất nhiều khó khăn. Trước những khó khăn mới, nhất là về lực lượng, Bộ Tư lệnh chiến dịch vẫn quyết tâm duy trì hoạt động trên một số trọng điểm như Rào Quán, Ku Bốc, Làng Vây; giữ vững đường tiếp tế cho lực lượng phía tây Tà Cơn; đẩy mạnh hoạt động nhỏ trên các điểm cao 832, 845 phía tây bắc Tà Cơn; tổ chức lực lượng đánh phá giao thông đoạn Cà Lu - Rào Quán.
* Đánh địch nới rộng vòng vây (từ ngày 7 đến 14-4-1968)
Sau khi nối thông đường bộ từ Tà Cơn về Đông Hà, địch tăng cường lực lượng tổ chức tiến công nhằm mở rộng phạm vi kiểm sốt về phía tây nam Khe Sanh, tạo ra khu vực an toàn rộng lớn hơn cho căn cứ chiến đấu chính Tà Cơn. Ngày 7-4, địch dùng Lữ đồn 1 kỵ binh khơng vận đánh chiếm khu vực Làng Con - Húc Hạ (đây là vị trí cũ của ta nằm ở phía tây nam Khe Sanh).
Cùng ngày (7-4), Chiến đoàn 3 dù quân đội Sài Gòn từ Nhan Biều dùng máy bay lên thẳng đổ bộ xuống các ngọn đồi phía tây bắc Làng Vây cũ1
(cách khoảng 2 km) chiếm các điểm cao 400, 542, đơng nam 567. Sau đó, địch tiến
hành đổ bộ đợt 2 xuống Cô Pút (bắc Làng Vây cũ). Phán đoán đúng ý định của địch, ta đã bố trí trận địa phục kích tiêu diệt địch ở đây. Ngay khi đổ quân và trong đêm đầu, pháo binh ta tập kích trúng đội hình địch. Các lực lượng ta được lệnh áp sát tiến công. Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 6 dù bị diệt 250 tên. Địch cho quân di chuyển nhằm tránh bị quân ta tập kích. Tuy nhiên, Tiều đoàn 3 và Tiểu đoàn 8 dù vẫn bị Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 24 bám đánh cả ngày, diệt nhiều tên địch. Hoả lực pháo binh và máy bay ném bom địch bắn phá dữ dội vào phía sau đội hình qn ta nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội hình địch di chuyển. Đêm 8-4, địch co cụm ở điểm cao 400. Phát hiện sự co cụm này của địch, quân ta kịp thời tập kích diệt 320 tên2. Ngày 9-4, địch cho
Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 6 dù quân đội Sài Gòn đổ bộ xuống các ngọn đồi
phía tây bắc và tây nam Cơ Pút nhằm tạo bàn đạp cho cuộc tiến công đánh chiếm lại Làng Vây. Ngày 10-4, Tiểu đoàn 6 dù quân đội Sài Gòn được sự yểm trợ mạnh mẽ của không quân, pháo binh và một bộ phận quân kỵ binh Mỹ tiến hành đánh chiếm Làng Vây cũ. Quân ta sau một trận chiến đấu quyết liệt đã tổ chức rút lui. Tạo được bàn đạp mới, ngày 11-4, 1 tiểu đoàn dù quân đội Sài Gịn phối hợp với 1 tiểu đồn kỵ binh Mỹ chia làm 3 mũi tiến công cứ điểm Làng Vây (Làng Vây mới). Nắm trước được ý định đó của địch, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã yêu cầu các lực lượng đang chốt giữ Làng Vây lên kế hoạch tác chiến phối hợp chặt chẽ với các lực lượng binh chủng khác kiên quyết đánh bại các cuộc tiến công vào cứ điểm Làng Vây của địch. Lực lượng ta được pháo binh chi viện tích cực đã đánh lui 3 đợt xung phong của 2 tiểu đoàn địch, diệt hơn 200 tên. Địch bị đẩy lùi, co cụm tại điểm cao 500 (phía tây bắc Làng Vây). Ngay đêm đó (11-4), lực lượng ta tiến hành tập kích vào điểm cao 500 diệt thêm nhiều địch.
Quyết tâm đánh chiếm cho bằng được Làng Vây, ngày 12-4, địch huy
động không quân, pháo binh và dùng chất độc hoá học mở cuộc tiến công