Thuyết kỳ vọng (Expectancy theory) của Victor Vroom (1964)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên techcombank tại địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 27)

Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.3.5 Thuyết kỳ vọng (Expectancy theory) của Victor Vroom (1964)

Thuyết kỳ vọng được đề xuất bởi Giáo sư trường Quản trị kinh doanh Yale – Victor Vroom năm 1964. Thuyết kỳ vọng thể hiện rằng động cơ và hành vi làm việc của người lao động được quyết định về nhận thức của họ về những kỳ vọng của họ trong tương lai. Người lao động sẽ cố gắng làm việc nếu biết chắc chẵn rằng sự nỗ lực đó sẽ giúp họ đạt được những kỳ vọng mà họ đặt ra trong tương lai. Căn vào mức độ kỳ vọng, kết quả phần thưởng, mức độ quan trong của phần thưởng mà người lao động nghĩ rằng mình sẽ nhận được trong tương lai mà người lao động sẽ quyết định mức độ nỗ lực làm việc của mình.

Vroom đã đưa ra công thức xác định động lực cá nhân như sau: M= E x I x V

M- motivation: động lực làm việc

E – expectancy: kỳ vọng của người lao động về kết quả mà họ nhận được khi nỗ lực làm việc. (E = 0 – nghĩa là người lao động khơng nghĩ rằng mình sẽ nhận được thành tích kỳ vọng. E=1 – nghĩa là người lao động hồn tồn chắc chắn nghĩ rằng mình sẽ đạt được thành tích kỳ vọng. Người lao động tự tin, được cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng và mơi trường làm việc tốt thì E càng cao)

I – Instrumentality: công cụ, phương tiện

Dựa vào công thức mà Vroom đưa ra để tạo động lực làm việc cho nhân viên tổ chức cần

Cho nhân viên hiểu rằng họ chắc chắn có thể hồn thành nhiệm vụ bằng cách sau: lựa chọn công việc phù hợp với nhân viên, đào tạo họ, cung cấp các nguồn lực hỗ trợ họ hồn thành cơng việc,…

Đưa ra phần thưởng, đãi ngộ rõ ràng, có cam kết nếu nhân viên đạt được mục tiêu đề ra

Phần thưởng cần có giá trị về vật chất và tinh thần. Ngoài ra phải đúng mục tiêu mà nhân viên kỳ vọng nhận được.

Hình 2.3: Học thuyết kỳ vọng của Vroom

Nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2013

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên techcombank tại địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 27)