Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hải dương (Trang 42)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Sau khi xác định vấn đề, nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả thu thập thông tin nhƣ sau:

+ Tác giả đã tiến hành tổng hợp, chọn lọc và phân tích các thơng tin từ các giáo trình, các sách chuyên ngành và các tài liệu liên quan nhƣ luận văn, luận án nghiên cứu đi trƣớc, đã đƣợc nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực, tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại các doanh nghiệp, các tổ chức nhằm mục tiêu làm rõ cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.

32

+ Thống kê các báo cáo liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi Nhánh Đông Hải Dƣơng và các hoạt động tạo động lực cho ngƣời lao động tại Doanh nghiệp, từ đó phân tích thực trạng động lực làm việc cho ngƣời lao động tại Doanh nghiệp; các số liệu nhằm đánh giá hiệu quả làm việc của ngƣời lao động tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi Nhánh Đông Hải Dƣơng.

Việc thu thập dữ liệu thứ cấp chủ yếu bằng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn. Thời gian tiến hành từ 2017 – 2018 – 2019.

+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phƣơng pháp bảng hỏi khảo sát:

* Mô tả nội dung phƣơng pháp: bảng hỏi khảo sát là một công cụ và phƣơng tiện thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu khoa học xã hội để thu thập thơng tin. Bảng hỏi có vai trị rất quan trọng trong các cuộc điều tra khảo sát và là công cụ hữu hiệu để kết nối ngƣời nghiên cứu với ngƣời cung cấp thông tin. Trong phiếu khảo sát có 3 phần chính: phần mở đầu, phần câu hỏi, phần kết thúc.

- Phần mở đầu: có tác dụng giải thích lý do, gây thiện cảm và tạo sự hợp tác đối với ngƣời đƣợc khảo sát. Ở phần này nêu rõ mục đích cuộc khảo sát đó là giúp Ban lãnh đạo đƣa ra các biện pháp phù hợp nhằm tạo động lực làm việc đối với ngƣời lao động, điều này cũng giải thích để ngƣời lao động nên tham gia vào cuộc khảo sát nhằm góp phần để tổ chức đáp ứng các nhu cầu của mình đối với cơng việc.

- Phần câu hỏi :

Về việc xây dựng nội dung câu hỏi tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết về tạo động lực làm việc cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến tạo động lực làm việc ở chƣơng 1. Đặc biệt, bảng câu hỏi đƣợc xây dựng bám sát lý thuyết về các biện pháp tạo động lực cho ngƣời lao động. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp có thể vận dụng hai nhóm biện pháp chính là vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực cho ngƣời lao động.

Dựa theo đó, Nội dung bảng hỏi chia làm 2 phần chính: phần câu hỏi khảo sát về mức độ thỏa mãn đối với các tác động vật chất gồm các câu hỏi từ số 1 đến số 3. Các câu hỏi còn lại khảo sát về mức độ thỏa mãn đối với các yếu tố tinh thần của ngƣời

33

lao động nhƣ: cơ hội thăng tiến, sự an tồn trong cơng việc, sự ghi nhận, môi trƣờng làm việc, đào tạo phát triển bản thân. Tác giả đã căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, cũng nhƣ tìm hiểu nhu cầu của phần lớn ngƣời lao động đang làm trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay để đặt ra các câu hỏi phù hợp.

Việc xây dựng các thang đo khảo sát đƣợc tác giả tổng hợp và nghiên cứu từ các thang đo của các nghiên cứu đi trƣớc, các nghiên cứu liên quan đến tạo động lực cho ngƣời lao động tại Doanh nghiệp: Đỗ Thị Thu (2008), Shiraz và Rashid (2011), Tô Thị Ni Na (2016), Lê Hiếu Hạnh (2016). Dựa trên các thang đo nghiên cứu đi trƣớc, tác giả tổng hợp và xây dựng và lựa chọn ra các thang đo nghiên cứu phù hợp nhất của đề tài nhƣ sau: Mức 1 là mức thấp nhất (hồn tồn khơng thỏa mãn), mức 2 (không thỏa mãn một số mặt), mức 3 (bình thuờng), mức 4 (Thỏa mãn), mức 5 là mức cao nhất (hoàn toàn thỏa mãn).

* Đối tƣợng khảo sát: Toàn bộ ngƣời lao động trong Chi nhánh.

* Thời gian và số lƣợng khảo sát: khảo sát ý kiến của ngƣời lao động về tạo động lực mà Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi Nhánh Đông Hải Dƣơng đã thực hiện trong thời gian 3 năm: 2017, 2018, 2019. Bảng hỏi đƣợc in và gửi trực tiếp cho 100 cán bộ nhân viên tại Chi nhánh VietinBank Đông Hải Dƣơng và thu về thơng qua đại diện các phịng ban. Số phiếu phát ra là 100 và số phiếu thu về là 100 phiếu đạt tỷ lệ 100%.

2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin

Tác giả xử lý số liệu dƣới dạng bảng biểu trên phần mềm Excel và thống kê theo từng năm để đánh giá hiệu quả làm việc của ngƣời lao động tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi Nhánh Đông Hải Dƣơng 3 năm 2017, 2018, 2019. Một số dữ liệu thứ cấp khác đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê mơ tả, phân tích, tổng hợp.

2.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp về các nội dung nhƣ: Về lịch sử hình thành và phát triển, về cơ cấu tổ chức, về kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó khái quát lên những ảnh hƣởng của

34

đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp đến động lực lao động cho ngƣời lao động tai Doanh nghiệp.

2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Mục đích của việc sử dụng phƣơng pháp thống kê so sánh để phân tích và so sánh sự thay đổi của các số liệu đƣợc thống kê qua từng thời kỳ và từng giai đoạn để thấy đƣợc sự phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu (sự tăng lên hay giảm xuống của các chỉ tiêu nghiên cứu qua từng thời kỳ). Trong luận văn này, tác giả đã so sánh số liệu tính tốn về hiệu quả làm việc trong 3 năm (2017-2019). Các dữ liệu phân tích về các chính sách tạo động lực cũng đƣợc so sánh trong 3 năm này, từ đó cho thấy sự thay đổi trong các biện pháp tạo động lực có tác động đến hiệu quả làm việc của ngƣời lao động tại Doanh nghiệp trong 3 năm này.

2.4.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp vấn đề đƣợc sử dụng để phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực của ngƣời lao động tại Doanh nghiệp. Sau khi phân tích để làm rõ từng nội dung của vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng hợp và làm rõ những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc của vấn đề nghiên cứu.

35

Kết luận Chƣơng 2

Vấn đề tạo động lực làm việc của ngƣời lao động đang ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn trong các doanh nghiệp hiện nay, điều đó lại càng quan trọng với những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dệt may, sản xuất nhƣ Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi Nhánh Đông Hải Dƣơng.

Trong Chƣơng 2, tác giả đã đƣa ra quy trình nghiên cứu và các phƣơng pháp nghiên cứu để đánh giá tạo động lực làm việc cho NLĐ tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Chi Nhánh Đơng Hải Dƣơng. Nội dung chính của Chƣơng 2 là phƣơng pháp nghiên cứu sẽ giúp tác giả thực hiện các nội dung của các chƣơng tiếp theo trong luận văn.

36

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI

NHÁNH ĐÔNG HẢI DƢƠNG

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng VietinBank Đông Hải Dƣơng Đông Hải Dƣơng

3.1.1. Thơng tin giao dịch, q trình hình thành và phát triển Thông tin giao dịch

- Tên doanh nghiệp: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG HẢI DƢƠNG (Tên cũ: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHỊ CHIỂU)

- Tên đăng kí hợp pháp bằng Tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAlý BANK FOR INDUSTRY AND TRADE – DONG HAI DUONG BRANCH

- Tên giao dịch viết tắt: Viettinbank – Chi Nhanh Dong Hai Duong

- Địa chỉ (trụ sở chính): Số 279 đường Trần Hưng Đạo, Phường An Lưu,

Thị xã Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam

- Điện thoại: 0220.3821336 Fax: 0220.3821448 - Số đăng kí kinh doanh: 0100111948

- Website: www.viettinbanknhichieu.vn

Q trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đông Hải Dƣơng (VietinBank Đông Hải Dƣơng) tiền thân làVietinBank Nhị Chiểu thành lập năm 1988 khi đất nƣớc mới bƣớc vào thời kỳ đổi mới với bao khó khăn thử thách. Trải

37

qua 30 năm xây dựng và trƣởng thành, VietinBank Đơng Hải Dƣơng đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, khẳng định vị thế là một chi nhánh ngân hàng phát triển toàn diện, tăng trƣởng bền vững, đóng góp khơng nhỏ vào sự lớn mạnh của VietinBank và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Hải Dƣơng.

Những ngày đầu mới thành lập, cùng với khó khăn chung của cả nƣớc, VietinBank Nhị Chiểu gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, lực lƣợng và phƣơng tiện làm việc. Nhƣng với nghị lực và bản lĩnh, ban lãnh đạo cùng cán bộ, nhân viên chi nhánh tích cực xây dựng cơ sở vật chất, kiện tồn bộ máy và cơng tác tổ chức cán bộ từng bƣớc đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới. Chi nhánh chuyển dần từ quản lý cấp phát vốn sang cho vay, cấp phát vốn kinh doanh cho các thành phần kinh tế trong và ngồi khu vực. Với phƣơng châm ln lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của bạn hàng làm mục tiêu hoạt động của mình, chi nhánh đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, tạo niềm tin đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.

Năm 1991, VietinBank Nhị Chiểu đƣợc nâng cấp từ một phòng giao dịch thành chi nhánh trực thuộc VietinBank Hải Dƣơng với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ - tín dụng và thanh tốn, hạch tốn kinh tế phụ thuộc. Đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu trong tình hình mới, VietinBank Nhị Chiểu đã xây dựng trụ sở mới tại thị trấn Phú Thứ, tăng cƣờng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phải từ sau Quyết định số 180/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 28.6.2006 của HĐQT VietinBank về việc nâng cấp Vietinbank Nhị Chiểu thành chi nhánh cấp I, VietinBank Nhị Chiểu mới thực sự chuyển mình mạnh mẽ. Đến năm 2009, sau quyết định của HĐQT VietinBank về việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh, VietinBank Nhị Chiểu đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Nhị Chiểu. Đây thực sự là một cuộc cách mạng tồn diện vì từ việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh, cán bộ và nhân viên chi nhánh đã nhận rõ cơ hội và thách thức trên nhiều phƣơng diện. Cùng với việc tiếp tục kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy, chi nhánh tiếp tục mở rộng các phòng giao dịch, phân định các chức năng chuyên sâu theo nhiệm vụ kinh

38

doanh trực tiếp, gián tiếp, hỗ trợ quản lý. Bộ máy ổn định, việc nhận diện thƣơng hiệu mới đƣợc quan tâm gắn với đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trƣờng, chú trọng đẩy mạnh, phát triển các hoạt động kinh doanh bảo đảm an tồn, hiệu quả. Chi nhánh ln chủ động, linh hoạt đổi mới phù hợp với thay đổi của môi trƣờng kinh doanh qua từng giai đoạn, bám sát khách hàng, bám địa bàn, quản lý đồng tiền của khách hàng hiệu quả, tất cả vì mục tiêu: "Nâng giá trị cuộc sống".

Giai đoạn 2011-2014, nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chi nhánh tiếp tục đồng hành chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, chủ động giảm lãi suất cho vay xuống mức thấp đối với khách hàng. Đây cũng là giai đoạn chi nhánh đặc biệt quan tâm nâng cao chất lƣợng công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro, tăng cƣờng hoạt động truyền thông quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm dịch vụ và các hoạt động nghiệp vụ. Đề ra các giải pháp hiệu quả thu hút khách hàng bằng cách tăng chất lƣợng dịch vụ với phƣơng châm khách hàng là trung tâm, là sự phát triển bền vững của chi nhánh. Giai đoạn 2015 - 2017, trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện, tạo cho hệ thống ngân hàng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhiều thuận lợi song cũng khơng ít khó khăn, thử thách. Trong điều kiện địa bàn hoạt động hẹp lại có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động, cùng cạnh tranh gay gắt, thƣờng xuyên điều chỉnh lãi suất tiền gửi, tiền vay nên việc huy động vốn và đầu tƣ của chi nhánh gặp khơng ít những khó khăn. Tuy nhiên, với ý thức đầy đủ về trách nhiệm là một chi nhánh ngân hàng có ảnh hƣởng đến sự phát triển ổn định của VietinBank cũng nhƣ kinh tế của địa phƣơng, cán bộ, nhân viên, ngƣời lao động chi nhánh đã giữ vững niềm tin, bình tĩnh vƣợt khó, chủ động xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp nhằm giữ khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới, quản lý chặt chẽ khách hàng có tình hình tài chính yếu kém để bảo toàn nguồn vốn, tránh rủi ro cho chi nhánh... Những nỗ lực đó, ngồi ý nghĩa tạo sự khác biệt của chi nhánh với các tổ chức tín dụng khác cịn góp phần nâng cao

39

uy tín, thƣơng hiệu Vietinbank Nhị Chiểu trở thành địa chỉ tin cậy của khách hàng. Năm 2018 là năm có ý nghĩa đặc biệt trong hành trình phát triển của chi nhánh khi Thƣờng trực HĐQT VietinBank quyết định về việc chuyển địa điểm và đổi tên VietinBank Nhị Chiểu thành VietinBank Đông Hải Dƣơng. Vậy là VietinBank Đông Hải Dƣơng đã vƣợt qua hành trình 30 năm phát huy nội lực, vƣợt bao gian khó để xây dựng và khẳng định vị thế. Năm 2018 đánh một dấu mốc quan trọng khi chi nhánh có thƣơng hiệu và trụ sở mới. Bộ máy đƣợc kiện toàn đến nay gồm 7 phịng chức năng tại hội sở chính và 5 phịng giao dịch cùng một lực lƣợng gồm 110 cán bộ.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Đông Hải Dương

Viettinbank - Đông Hải Dƣơng là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam (Vietinbank). Chính vì vậy, mỗi bƣớc phát triển của Vietinbank cũng thể hiện một phần sự phát triển của Chi nhánh Đơng Hải Dƣơng.

Hoạt động chính của đơn vị là cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng: huy động, cho vay, bảo lãnh, LC, thẻ.... Mơ hình hoạt động tƣơng ứng chia làm 03 khối hoạt động: Khối quan hệ khách hàng, thẩm định; khối hỗ trợ; khối tổ chức hành chính với 12 phịng có cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

40 GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC

Hình 3.1. Mơ hình tổ chức của Viettinbank - Chi Nhánh Đơng Hải Dƣơng

(Nguồn: Phịng hành chính nhân sự nhánh Đơng Hải Dương) 3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

Giám đốc: Giám đốc là ngƣời đứng đầu chi nhánh, là ngƣời xác định tầm

nhìn, định hƣớng, phát triển chiến lƣợc, lập kế hoạch và triển khai kế hoạch kinh doanh và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc về chỉ tiêu kinh doanh đƣợc giao cho chi nhánh; là ngƣời điều hành và quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh hàng ngày của Chi nhánh theo đúng pháp luật, Điều lệ Ngân hàng, Quy chế, Quy định, chỉ đạo của Tổng Giám đốc, các Đơn vị liên quan tại Hội sở của Ngân hàng; là ngƣời tổ chức chỉ đạo, hƣớng dẫn và thực hiện đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của Chi nhánh đối với mọi hoạt động của Chi nhánh.

Phó Giám đốc: Phó Giám đốc là ngƣời hỗ trợ Giám đốc trong việc

quản lý, điều hành hoạt động của Chi nhánh phù hợp với chiến lƣợc và kế hoạch

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đông hải dương (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)