Một số yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục kiểm tra sau thông quan tổng cục hải quan (Trang 84 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.Một số yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan Việt Nam

Cơng tác QLRR ln gắn liền tiến trình cải cách, phát triển, hiện đại hóa nhằm đáp ứng và tạo nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Việc triển khai Chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25 - 03 - 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ và thực tiễn công tác quản lý Nhà nƣớc về hải quan hiện nay đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với công tác QLRR, cụ thể:

- Triển khai đầy đủ các tiêu chuẩn QLRR tại Công ƣớc Kyoto và Khung tiêu chuẩn an ninh thƣơng mại toàn cầu (SAFE); trong đó tập trung vào các giải pháp tạo thuận lợi thƣơng mại và kiểm sốt vấn đề an ninh, an tồn dây chuyền cung ứng thƣơng mại; phát triển quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nƣớc, giữa cơ quan Hải quan với cộng đồng doanh nghiệp, dựa trên nền tảng của quản lý tuân thủ.

- Xây dựng, triển khai QLRR đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong thủ tục hải quan điện tử, hải quan một cửa quốc gia, hải quan một cửa ASEAN. Nâng cao tự động hóa trong thơng quan hàng hóa, tự động kiểm tra điều kiện, kiểm tra sơ bộ để đăng ký và phân loại tờ khai hải quan; cung cấp thơng tin, dữ liệu đã đƣc phân tích, đánh giá rủi ro để hỗ trợ cho các hoạt động kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế, kiểm tra định mức, thanh khoản hợp đồng, KTSTQ…

- Hỗ trợ đầy đủ, có hiệu quả cho các hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XNK, hành khách, phƣơng tiện XNC. Tạo thuận lợi thƣơng mại, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến 2015 là dƣới 10% và

75

đến 2020 phấn đấu đạt dƣới 7% (theo Chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020). Đảm bảo việc kiểm soát tuân thủ pháp luật hải quan, đặc biệt đối với nguy cơ về khủng bố, ma túy, vi phạm quy định về môi trƣờng, xâm hại quyền sở hữu trí tuệ.

- Việc xây dựng, phát triển công tác QLRR phải phù hợp, đảm bảo khớp nối đồng bộ với việc triển khai dự án Thông quan điện tử và Hải quan một cửa (dự án VNACCS-VCIS) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục kiểm tra sau thông quan tổng cục hải quan (Trang 84 - 85)