- V ề các cơ chế, chính sách thương mại chủ yếu qui định và tác động tới ho ạt động của ngành:
3. Nghiên c ứ u phát tri ể n s ả n ph ẩm, trong đó đặ c bi ệ t là khâu thi ế t k ế m ẫ u mã v ẫn đang là khâu yếu quan trọng của ngành dệt may Việt Nam Vi ệc đầu tư nâng
cao năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm cần phải được thực hiện với quyết tâm và bài bản hơn trong thời gian tới.
Thực tế cần thừa nhận rằng mặc dù đã có những chuyển biến khá tích cực
nhưng hiện nay các sản phẩm dệt may của Việt Nam tự thiết kế mới chỉ đáp ứng
được nhu cầu của phân khúc thị trường trung bình và thấp và chủ yếu để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, các sản phẩm ở phân khúc thời trang cao cấp hầu hết được thực hiện theo các thiết kế của đối tác đặt hàng từ nước ngoài. Giải quyết được vấn đề này chính là giải quyết một trong những vấn đề gốc rễ
trong chuyển hướng chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam thời gian tới theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Cải thiện được nút thắt này chính là cải thiện được tình trạng gia công
cho nước ngoài với giá trịgia tăng thấp như lâu nay nhiều doanh nghiệp dệt may
trong nước vẫn phải thực hiện. Muốn vậy, cần phải có những bước đi, kế hoạch bài bản hơn từ phía các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách phát triển cho ngành.