Th ực tế tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất của ngành d ệt may Việt Nam thời gian qua như sau:

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 29 - 31)

dệt may Việt Nam thời gian qua như sau:

+ Ô nhiễm không khí:

Trong các công đoạn sản xuất của ngành dệt may thường phát sinh các loại bụi bông, các loại hơi khí, khí vô cơ, các loại hơi hóa chất, những khí thải này thường làm cho tiêu chuẩn không khí trong nhà xưởng và môi trường xung quanh không đạt cáctiêu chuẩn về môi trường và vệ sinh lao động, trong đó:

+ Ô nhiễm bụi:

Tại các cơ sở dệt may, bụi phát tán vào môi trường không khí chủ yếu là các bông hao bay có kích thước nhỏ (xấp xỉ 5 – 7 µm). Bụi bông trong các công đoạn kéo sợi, dệt vải, cắt may và tạo thành do đốt cháy nhiên liệu tại khu vực các lò hơi có thể gây cho người lao động những bệnh liên quan đến đường hô hấp.

+ Ô nhiễm hơi khí:

• Các khí vô cơ như CO, CO2, SOx, NOx, muội than, hydrocacbon phát thải vào không khí từ ống khói của các lò hơi, các phương tiện vận chuyển;

• Các axit hữu cơ như axit acetic, axit focmic và axit vô cơ như axit sulphuric và hơi kiềm thường khuếch tán vào không khí khi pha chế thuốc

nhuộm, hóa chất hoặc trong quá trình nhuộm, xử lý hàng dệt cũng có thể bốc hơi từ các thiết bị hở và từ hệ thống dẫn nước thải, gây ô nhiểm không khí;

• Các thiết bị làm lạnh và điều hòa trung tâm trong nhà máy kéo sợi, dệt vải và trong các dây chuyền may thường sử dụng các chất tẩy rửa công nghiệp, các dung môi làm lạnh như amonic, CFC, CH3Cl, CH3Br,… Do thiết bị thường đã

cũ nên trong quá trình vận hành và bảo dưỡng, lượng dung môi chấtlàm lạnh rò rỉ tới (15 – 20)%, gây tác động ngay đến sức khỏe của người lao động và làm suy giảm tầng ôzôn.

Tất cả những dạng ô nhiễm nói trên cho đến nay vẫn còn tồn tại vì chỉ mới có một số giải pháp tạm thời như khử bụi từ quá trình sản xuất, xử lý khí thải bằng các thiết bị hấp thụ khí thải khác nhau. Tuy nhiên do hạn chế về công nghệ nên hiệu quả xử lý ô nhiễm không khí do bụi và các hơi khí độc hại chưa cao. Cho đến nay ở nhiều nhà máy dệt nhuộm các chất khí thải vẫn thải tự do qua các ống khói ra môi trường.

+ Ô nhiễm nước:

Ô nhiễm do nước thải sản xuất có thể được coi là dạng ô nhiễm chủ yếu và đáng được quan tâm hàng đầu của ngành công nghiệp dệt may. Các số liệu thống kê cho thấy, để xử lý hóa học hay xử lý hoàn tất một tấn hàng dệt may phải tiêu tốn từ (70 – 300)m3 nước (tùy theo công nghệ xử lý) và cũng khoảng gần chừng đó nước thải sẽ chảy vào nguồn nước mặt gây ô nhiễm nguồn nước (nếu không được xử lý tốt). Đến nay, tình hình ô nhiễm môi trường ngành dệt may, trước hết là ô nhiễm nước thải ở nhiều khu vực vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ. Theo số liệu thống kê, toàn ngành dệt may thải ra môi trường hàng năm trung bình khoảng 70 triệu m3 nước thải. Trong đó mới có khoảng 45% tổng lượng nước thải đã qua xử lý (mặc dù mức độ xử lý vẫn chưa triệt để), số còn lại thải thẳng ra cống thoát hoặc mương thoát.

Qua số liệu của nhiều cơ quan chức năng về đánh giá tác động môi trường ở các doanh nghiệp có thể kết luận rằng nước thải chưa qua xử lý của ngành dệt nhuộm đều vượt quá các tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường:

• PH của nước thải sau công đoạn tiền xử lý thường có giá trị (9 – 12), giá trị này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của các loài thủy sinh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nhuộm, nước thải thường tổng hợp của các công đoạn xử lý trước, nhuộm, in hoa, giặt, hoàn tất nên giá trị tổng hợp thường chỉ khoảng pH tương đương 8.

• Tổng lượng chất thải rắn lơ lửng và hòa tan có thể gây ra ách tắc dòng chảy. Nếu giữ nguyên ở dạng huyền phù, chúng sẽ làm đục nước và cản trở sự xuyên thấu ánh sáng và quang hợp của hệ thực vật. Tùy thuộc bản chất, chúng

có thể gây ra mùi khó chịu và làm tăng hàm lượng BOD, COD của nước thải. • BOD: Đây là chỉ số xác định khả năng làm giảm lượng oxy của nước thải do hoạt động của các vi sinh vật trong quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong đó.

• COD: Đây là chỉ số đo khả năng phản ứng hóa học của chất thải, là khả năng phá hủy hàm lượng oxy có trong nước. Ngoài ra có nhiều chất độc hại như thuốc nhuộm khó phân giải, các chất hoạt động bề mặt có chứa AOX, AP,

APEO, PCP, … và các kim loại nặng như Cd, Cr, Cu, Pb, As, Mn,… đặc biệt là mội số muối hòa tan với nồng độ cao đủ khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật.

• Màu nước thải nhuộm với nồng độ cao làm giảm tính thẩm mỹ và ngăn cản các quá trình quang hợp của các sinh vật trong nước.

Tất cả những yếu tố nói trên đều tiềm ẩn cơ hội để nước thải dệt nhuộm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm và đất xung quanh hệ thống mương dẫn, gây hậu quả lâu dài.

+ Ô nhiễm đất, chất thải rắn:

Trước thực trạng ô nhiễm nước thải ngành dệt may chưa được kiểm soát hoàn toàn như nêu trên, ngoài việc ảnh hưởng đến mạch nước ngầm và đề lại những hậu quả lâu dài, thì một hậu quả khác là khả năng gây ô nhiêm đất do quá trình ngấm và nước mưa làm chảy tràn các nguồn nước thải ô nhiễm cuốn theo dầu mỡ, thuốc nhuộm và hóa chất cũng như nhiều chất thải rắn trên mặt đất.

Đối với ngành dệt may, chất thải rắn chủ yếu bao gồm các loại bao gói nguyên vật liệu, thùng đựng hóa chất trợ, thuốc nhuộm, bông, vải vụn, các chi tiết hư hỏng qua các công đoạn sản xuất, các loại bụi bông thu được từ hệ thống lọc bụi, bùn lắng của hệ thống xử lý nước thải và nhìn chung có mức độ ô nhiễm

không cao như nhiều ngành công nghiệp khác.

+ Ô nhiễm tiếng ồn, nhiệt ẩm:

Trong các cơ sở dệt may, tiếng ồn luôn là mối quan tâm của nhiều người. Mặc dù hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã được đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại hơn, nhưng tiếng ồn vẫn đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất. Bên cạnh đó, ô nhiễm nhiệt ẩm là một trong những dạng ô nhiễm cũng rất đáng quan tâm của ngành dệt may. Nhiệt ẩm tại các lò hơi, các thiết bị sử dụng hơi của hệ thống dẫn hơi, lượng nhiệt tỏa ra từ quá trình vận hành thiết bị, máy móc, hệ thống chiếu sáng là các nguồn gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 29 - 31)