Đánh giá tác động môi trường hiện tại của ngành:

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 32)

+ Đối với nhóm các yếu tố môi trường chịu tác động bởi các chất thải hòa tan hoặc phân tán trong nước:

Các số liệu cụ thể hiện nay cho thấy nước thải của ngành dệt may như sau: • Độ màu, BOD, COD, chất thải rắn lơ lửng (SS) cao. Kết quả quan trắc ở nhiều cơ sở cho thấy: Trong ngành dệt may, nước thải tại cống chung của cơ sở trước khi đổ vào nguồn nước mặt có độ pH dao động từ 7,31 – 8,58.

COD từ (270 – 700)mg/m3 ; BOD từ (123 – 220)mg/m3 ; Chất rắn lơ lửng từ

(110 – 264)mg/m3 ; Độ màu ở mức rất cao.

• Ngoài những chất trên, các chất còn lại như , , , tổng phốt pho, đồng, chì, kẽm, sắt, crom, mangan đều có nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn

cho phép.

+ Đối với nhóm các yếu tố môi trường chịu tác động bởi các chất thải rắn:

Hiện tại, các chất thải rắn tạo ra từ các cơ sở dệt may trong nước có mức độ

ô nhiễm không lớn vì nhiều loại có thể tái sử dụng lại hoặc tái chế để sử dụng cho những mục đích khác. Tuy nhiên, thực tế tại một số cơ sở dệt may cho thấy việc thu gom, phân loại các chất thải rắn chưa tốt. Khả năng thu gom, tận thu và tái chế các loại chất thải rắn này trong ngành dệt may hiện nay ước tính ở mức khoảng 55% xỉ than, (70 – 80)% vải vụn, bông phế liệu,…

+ Đối với nhóm các yếu tố môi trường chịu tác động bởi các chất thải dạng khí, dạng hơi:

Đối với ngành dệt may, các yếu tố ô nhiễm về bụi, hơi, khí và nhiệt ẩm là những yếu tố có mức ảnh hưởng lớn tới môi trường. Trong đó, ô nhiễm bụi ở các nhà máy sợi, nhà máy dệt thường có mức độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và là yếu tố rất đáng quan tâm. Nồng độ bụi trung bình ở các nhà máy sợi đo được từ (0,14 – 2,14)mg/m3. Trong các nhà máy dệt là từ (0,4 – 4,29)mg/m3. Đối với các nhà máy may, thông thường ô nhiễm bụi chỉ đáng quan ngại ở một số khu vực cắt và vắt sổ bằng máy, còn ở các khu vực khác nồng độ bụi nhìn chung không đáng kể, thấp hơn mức cho phép. Ngoài ra các yếu tố về hơi khí, nhiệt ẩm trong các cơ sở dệt may nhìn chung không tạo ra tác động lớn đến chất lượng môi trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 32)