Đánh giá chung về kh ả năng cạ nh tranh c ủ a ngành d ệ t may Vi ệ t Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 46 - 49)

1. Phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức chung của ngành

Trên cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng phát triển của ngành dệt may Việt Nam thời gian qua cũng như nhìn nhận các nhân tố chủ yếu tác động tới sự phát triển của ngành trong thời gian tới, có thể đưa ra một số phân tích cơ bản về điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam

như sau:

Điểm mạnh:

• Lực lượng lao động tương đối dồi dào, giá rẻ, dễ đào tạo, kỹ năng và tay

nghề may tốt. Lao động của Việt Nam được đáng giá là nguồn lao động

có năng lực và có thể trở thành nguồn lao động chất lượng cao nếu được

đào tạo tốt;

• Thiết bịngành may đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%;

• Đã xây dựng được mối quan hệ bền vững với nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới;

• Việt Nam được đánh giá là điểm đến ổn định và an toàn đối với các nhà nhập khẩu và đầu tư nước ngoài;

• Hỗ trợ của Chính phủ trong ký kết các hiệp định thương mại, các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Điểm yếu:

• Sản xuất mô hình gia công chiếm tỷ lệ cao, giá trị gia tăng thấp;

• Công nghệ hỗ trợ dệt may còn yếu, phần lớn vải và phụ liệu may phụ

thuộc vào nguồn nhập khẩu. Liên kết trong chuỗi cung ứng yếu;

• Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng, có kinh nghiệm về quản lý, kỹ

thuật, marketing, bán hàng và các dịch vụ mua bán. Sức thu hút hấp dẫn nhân lực cho ngành dệt may ngày càng yếu đi so với các ngành công nghiệp khác;

• Thiếu một tổ chức thu thập, phân tích, cung cấp thông tin chuyên ngành, thịtrường trong nước và quốc tế;

• Hoạt động nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm, quản lý sản xuất còn yếu; hiệu quả sử dụng thiết bị sợi, dệt, nhuộm còn thấp; năng suất lao

động thấp;

• Chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng huy động vốn đầu

tư thấp, hạn chế khảnăng đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

Cơ hội:

• Viện giảm thuế giữa các nước ASEAN và ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc tạo ra xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng dệt may sang các nước

đang phát triển trong đó có Việt Nam mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, bao gồm cả thiết bị, công nghệ sản xuất, quản lý, lao động chất lượng cao

và thu hút đầu tư từ các nước phát triển;

• Hội nhập quốc tế là một cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, trong đó có dệt may, thị trường Hoa Kỳ và nhiều thị trường khác có khả năng mở rộng. Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo

được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và mở ra những thị trường mới, các quan hệ hợp tác mới;

• Thị trường nội địa có dân số khoảng 90 triệu người, tạo nhiều cơ hội phát triển và sự quan tâm của các nhà đầu tư;

• Thịtrường các nước ASEAN ngày càng phát triển;

• Nhu cầu sản phẩm dệt may, nhất là dệt may an toàn, sinh thái có xu

hướng ngày càng tăng;

• Sản phẩm dệt kỹ thuật ngày càng phát triển và lĩnh vực sử dụng ngày càng rộng.

Thách thức:

• Kinh tếchâu Âu chưa có dấu hiện sáng sủa;

• Giá sản phẩm dệt may có xu hướng không tăng;

• Các rào cản kỹ thuật về vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá có xu hướng ngày càng ngày càng tăng trên thế giới;

• Cạnh tranh quyết liệt từ các nhà xuất khẩu dệt may: Trung Quốc, Ấn Độ,

Bănglađét, Srilanca, Indonexia. Xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới,...

• Việc triển khai thực hiện các chính sách và cơ chế hỗ trợ của chính phủ

còn nhiều bất cập.

* Đối với sản phẩm dệt. Đây là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp vì:

- Chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào, giá cả nguyên liệu biến động thất thường;

- Chất lượng, chủng loại, thời gian cung ứng hàng cho may còn hạn chế;

- Mức độ tiên tiến của công nghệ, thiết bị chưa cao, thiếu đồng bộ, khả năng quản lý sản xuất, nghiên cứu phát triển còn yếu;

- Chưa tạo được mẫu mã thích hợp cho ngành may.

* Đối với các sản phẩm may. Đây là các sản phẩm có khả năng cạnh tranh tương đối cao.

Sản phẩm may sản xuất trong nước nhìn chung có tính cạnh tranh khả dĩ hơn nhiều so với hàng dệt. Trong các sản phẩm may xuất khẩu, các sản phẩm may mặc (mã HS61-62) đóng góp trên 70% giá trị xuất khẩu của hàng dệt may nói chung, với tỉ trọng đóng góp năm 2010 lần lượt là 36,8% và 39,2%. Xét theo cơ

cấu sản phẩm, các sản phẩm có mã HS6204 (quần áo nữ, trẻ em gái), 6110 (áo dệt kim chui đầu, áo cài khuy, gile), 6203 (quần áo nam, trẻ em trai), 6109 (áo phông, áo may ô dệt kim) và 6104 (quần áo dệt kim nữ, trẻ em gái) là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD. Đây là các sản phẩm có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài.

Các mã sản phẩm may mặc có tính cạnh tranh cao trên thịtrường

Nguồn: UNComtrade

Tuy nhiên so với các nước cũng như so với yêu cầu vẫn còn một số bất cập

do:

- Xuất khẩu hàng may của các nước nằm trong top 10 cho thấy họ duy trì được tính cạnh tranh cao do ngành may có sự trợ giúp đầu vào mạnh mẽ của ngành dệt, được hỗ trợ của công nghiệp thiết kế thời trang, được trang bị thiết bị tiên tiến và đầu tư đổi mới. Còn ở Việt Nam thì điều đó còn gặp nhiều khó khăn;

- Thị trường xuất khẩu thường xuyên biến động;

II. Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam thời gian tới

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)