V ề cung ứ ng nguyên ph ụ li ệ u ph ụ c v ụ s ả n xu ấ t

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 38 - 41)

- Mặc dù là nước có tiềm năng về sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cho

sản xuất của ngành dệt may nhưng hiện tại vẫn chưa phát huy được tiềm năng

này và mức độ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài còn rất cao.

Về năng lực sản xuất nguyên liệu cung cấp cho ngành dệt may, các loại nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như bông, tơ tằm, gai, đay, lanh…, Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được. Tuy nhiên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nguồn nguyên liệu này hiện nay vẫn chưa phát huy và chỉ đáp ứng được khoảng

(3 – 5)% nhu cầu sử dụng của toàn ngành. Các loại nguyên liệu có nguồn gốc nhân tạo, xơ – sợi nhân tạo (Visco), hầu như chưa sản xuất được ở trong nước. Xơ sợi tổng hợp (PES) đã có nhà máy bắt đầu sản xuất nhưng sản lượng chưa đáp ứng và đặc biệt chất lượng sản phẩm và còn chưa hoàn thiện vì vậy phần lớn hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Hiện nay mặc dù trong nước đã có một số cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ ngành, tuy nhiên sản xuất dệt may của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa toàn ngành dệt may mới đạt khoảng 46%, tỷ lệ nguyên, phụ liệu nhập khẩu tới 60% trong đó: 45% nhu cầu vải dệt kim, xấp xỉ 70% nhu cầu vải dệt thoi, khoảng 50% phụ liệu may cho cả một ngành công nghiệp hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Việc thiếu nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nên năng lực sản xuất của ngành ít nhiều bị hạn chế.

- Riêng đối sản xuất bông xơ để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước,

mặc dù có nhiều hành động tích cực song kết quả đạt được hiện tại còn nhiều

hạn chế.

Phát triển xơ bông vải nhằm tự túc một phần nguyên liệu cho ngành dệt may, từng bước tăng tỷ trọng nguyên phụ liệu trong cơ cấu giá thành sản phẩm, nâng giá trị gia tăng mặt hàng sợi, vải, may mặc sản xuất trong nước, giảm nhập siêu, tạo điều kiện cho ngành chủ động được nguyên liệu đầu vào là mục tiêu cơ bản trong Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam từ nhiều năm nay cũng như đến năm 2015 và định hướng 2020 theo Quyết định số 23/QĐ-TTg

ngày 08/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đánh giá điều kiện thiên nhiên và thổ nhưỡng của nước ta tương đối

phù hợp nên cây bông vải đã được chú ý trồng nhiều ở nước ta. Niên vụ 2002 –

2003 diện thích cả nước đạt hơn 32 ngàn ha, sản xuất ra hơn 12 ngàn tấn bông xơ. Nhưng từ niên vụ 2005 – 2006 đến niên vụ 2008 – 2009 sản xuất bông liên tục giảm, niên vụ 2008 – 2009 chỉ còn 3.000 ha, năng suất bình quân thấp từ (9

– 12) tạ/ha. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tựu trung lại là do chủ yếu trồng phân tán theo hình thức tự cấp tự túc.

Để thúc đẩy phát triển ngành dệt may, ngày 10/3/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến 2015, định hướng 2020, trong đó có yêu cầu ngành sản xuất bông vải xây dựng chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam. Ngày 08 tháng 01 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2010/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến namx 2015, định hướng đến năm 2020.

Đến nay đã từng bước được khôi phục diện tích và phát triển trồng bông: + Vụ bông 2009 – 2010 diện tích đạt 8.175 ha (bằng 172,50% so với niên vụ

2008 -2009), sản lượng bông xơ đạt 3.903 tấn.

+ Vụ bông 2010 – 2011 diện tích đạt 9.800 ha tăng hơn vụ trước 19,88%, sản lượng bông xơ đạt 4.695 tấn.

+ Vụ bông 2011 – 2012 diện tích đạt 10. 600 ha tăng hơn vụ trước 8,16%, sản lượng bông xơ đạt 5.180 tấn.

Bảng 11. Sản lượng bông trong nước năm 2011 và 2012

Chỉ tiêu 2010 – 2011 2011 – 2012 2012 – 2013 (dự báo)

Diện tích trồng bông (nghìn ha) 9,8 10,6 9,6

Sản lượng hạt bông (nghìn tấn) 12,84 14,20 12,58

Tốc độ tăng trưởng (%) 36,5 36,5 36,5

Sản lượngbông xơ (TMT) 4,69 5,18 4,59

Sản lượng (nghìn kiện, 218kg/kiện) 21,49 23,78 21,06

Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Mặc dù diện tích, sản lượng bông đã có tăng trưởng liên tục nhưng còn ở mức khiêm tốn. Hiện tại, tổng diện tích trồng bông cả nước mới đạt chưa tới 12.000 ha (chỉ bằng hơn 1/3 mức chỉ tiêu đề ra cho năm 2015 là 30.000 ha), tổng sản lượng bông xơ cũng chỉ đạt xấp xỉ 5.000 tấn (bằng ¼ so với chỉ tiêu đặt ra cho năm 2015 là 20.000 tấn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Diện

tích trồng bông tăng chỉ tập trung tại một số vùng chính như vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Năng suất trung bình ước tính đạt ở mức 1.34 tấn bông hạt/ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 12. Sản lượng bông trong nước theo vùng Khu vực

2010 2011

Diện

tích

Năng

suất lượngSản Diện tích

Năng

suất lượngSản

(nghìn ha) (tấn/ha) (nghìn tấn) (nghìn ha) (tấn/ha) (nghìn tấn)

Đông Bắc 0,82 1,2 0,98 0,90 1,24 1,12 Tây Bắc 1,80 1,2 2,16 1,90 1,16 2,20 Bắc Trung Bộ 0,12 1,1 0,13 0,12 1,20 0,14 Nam Trung Bộ 0,80 1,6 1,28 1,70 1,63 2,77 Tây Nguyên 3,90 1,34 5,23 4,12 1,35 5,56 Đông Nam Bộ 2,40 1,3 3,12 1,85 1,3 2,41 ĐBSCL 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 9,8 1,31 12,90 10,6 1,34 14,20

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Tổng cục thống kê

Hiện nay việc sản xuất bông tập trung cũng đã được chú ý, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã giao các công ty sản xuất kinh doanh bông triển khai sản xuất thử nghiệm theo mô hình bông trang trại (với diện tích từ 20 ha trở lên). Kết quả thử nghiệm tại các trang trại này là khả quan, năng suất bông hạt đạt khoảng 2 tấn/ha.

Bảng 13. Tình hình nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may năm 2009-2012

Nhóm/mặt

hàng

Đơn

vị LượNăm 2009ng Trị giá LượNăm 2010ng Trị giá LượNăm 2011ng Trị giá LượNăm 2012ng Trị giá

các loại Xơ, sợi dệt các loại Tấn 503.069 810.782 582.857 1.176.109 616.647 1.537.483 646.125 1.408.012 Vải các loại USD 4.226.364 5.361.519 6.730.735 7.040.068 Nguyên Phụ liệu, dệt, may, da giầy USD 1.931.907 2.621.027 2.949.085 3.159.718

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Để chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho may xuất khẩu, vì vậy cần có chiến lược đầu tư ngành dệt - nhuộm - sản xuất nguyên phụ liệu thích hợp, đảm bảo cho ngành phát triển bền vững trong những năm tới là cấp bách và cần thiết.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 38 - 41)