V ề phương thức kinh doanh mặt hàng dệt may, có một số điểm đáng lưu ý như sau:

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 56 - 58)

ý như sau:

+ Độ trải rộng của hệ thống phân phối các mặt hàng dệt may trên thị

trường nội địa Việt Nam là rất cao. Cũng giống như nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác, về cơ bản các mặt hàng dệt may được phân phối và kinh doanh trên thị trường nội địa nước ta có độ bao phủ rộng, khả năng thâm nhập sâu vào từng khu dân cư trên địa bàn khắp cả nước là rất cao. Ngoài việc kinh doanh thông qua các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hoặc chuỗi cửa hàng chuyên doanh hiện đại, một tỷ lệ lớn các mặt hàng dệt may vẫn được kinh doanh phân phối tới người tiêu dùng trong nước thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ trong các khu dân cư… và tạo thành một hệ

thống phân phối rộng khắp và nhiều cấp độ. Đây là một trong những đặc điểm rất cơ bản trong kinh doanh các mặt hàng dệt may ở nước ta.

+ Mạng lưới kinh doanh phân phối mặt hàng dệt may trên thị trường nhìn

chung được xây dựng và đang có sự phát triển khá vững chắc. Mạng lưới phân phối sản phẩm các mặt hàng dệt may ở Việt Nam đang có sự phát triển khá đa dạng và vững chắc. Bên cạnh các hình thức kinh doanh thông qua hệ thống chợ

truyền thống, các cửa hàng bán lẻ của hộ gia đình…, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dệt may trong nước cũng đang từng bước xây dựng và phát triển các hệ thống phân phối hiện đại và lâu dài hơn như kinh doanh thông qua hệ

thống chuỗi cửa hàng chuyên doanh hiện đại (trong đó bên cạnh chức năng bán hàng, các cửa hàng này cung cấp đồng thời nhiều dịch tới người tiêu dùng như

tư vấn, may đo trực tiếp tại cửa hàng và nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác), hay thông qua hệ thống các siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh thời trang… Các hệ thống phân phối kinh doanh này đã và đang khẳng định hiệu quả và tiềm năng phát triển lâu dài của mình trên thịtrường nội địa nước ta.

+ Ranh giới thị trường giữa các sản phẩm dệt may cấp với các sản phẩm

cấp độ thấp và trung bình trên thị trường là khá rõ ràng. Sự phân chia về thị

trường đối với các sản phẩm cao cấp và các sản phẩm có cấp độ thấp và trung bình trên thị trường dệt may ở Việt Nam là khá rõ nét. Các sản phẩm cao cấp do

trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu về kinh doanh phân phối tại thị trường Việt Nam nhìn chung được tập trung kinh doanh phân phối tại một số cửa hàng hiện

đại trong các siêu thị, trung tâm thương mại lớn hoặc tại một số cửa hàng phân phối chuyên doanh do các doanh nghiệp hoặc tư nhân trong nước thực hiện. Về

cơ bản, số lượng các cửa hàng loại này không nhiều và không kinh doanh nhiều dạng phẩm cấp hàng hoá khác nhau mà chỉ tập trung kinh doanh một hoặc một số chủng loại mặt hàng có phẩm cấp cao, hướng vào phục vụ nhóm đối tượng có thu nhập cao trong xã hội. Ngược lại, các sản phẩm dệt may có cấp độ thấp và trung bình được kinh doanh phân phối khá rộng rãi và thông qua nhiều hệ thống

kinh doanh đa dạng như: qua hệ thống chợ truyền thống, cửa hàng kinh doanh của hộ gia đình, hoặc qua hệ thống các siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh thời trang… Hệ thống các cửa hàng loại này chiếm số lượng đa số và cũng phục vụ đa số khách hàng trên thị trường.

+ Hình thức kinh doanh bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dệt may thông qua

các chợ đầu mối truyền thống trên thị trường nội địa Việt Nam vẫn còn khá phổ

biến mặc dù các hình thức kinh doanh hiện đại ngày càng phát triển với tốc độ

nhanh chóng. Hiện nay, hệ thống kinh doanh phân phối các sản phẩm dệt may theo kiểu hiện đại như thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng chuyên doanh… ngày càng phát triển ở Việt Nam, những các kiểu kinh doanh theo kiểu truyền thống, đặc biệt là kiểu kinh doanh thông qua các chợ

truyền thống đầu mối chuyên doanh các mặt hàng này vẫn còn rất phổ biến. Các chợ đầu mối chuyên doanh kiểu này thông thường chỉ tập trung kinh doanh các sản phẩm có cấp độ thấp và trung bình được nhập khẩu từ một số thị trường lân cận hoặc các sản phẩm được sản xuất từ các làng nghề ở trong nước. Thông qua các chợ đầu mối này, nhìn chung các sản phẩm sẽ tiếp tục được cung ứng tới hệ

thống các cửa hàng bán lẻ ở các chợ truyền thống hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ của các hộ cá thể và từ đó sẽ phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối cùng trên thịtrường.

+ Các đối tượng tham gia thị trường chủ yếu vẫn là các nhà sản xuất và

phân phối trong nước, các nhà sản xuất và phân phối nước ngoài chiếm tỷ trọng

không lớn trên thị trường kinh doanh các sản phẩm dệt may ở Việt Nam, đặc

biệt là trong lĩnh vực phân phối. Trong số các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh các mặt hàng dệt may ở Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp nước ngoài là không lớn (chiếm khoảng 24,3%). Đối với lĩnh vực kinh doanh phân phối, hầu hết hệ thống phân phối các sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa Việt Nam là do các doanh nghiệp hoặc đối tượng trong nước nắm giữ, các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu tham gia vào hệ thống phân phối các sản phẩm này thông qua việc nắm giữ và vận hành các siêu thị, trung tâm thương mại tổng hợp mà trong đó các sản phẩm dệt may cũng được kinh doanh cùng với nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. Nhìn chung, cho đến nay các đối tượng trong nước vẫn là thành phần căn bản tạo nên và vận hành hệ thống phân phối các sản phẩm dệt may trên thịtrường nội địa ởnước ta.

+ Đối với mặt hàng dệt may, kinh doanh theo phương thức đại lý và nhượng

quyền thương mại không phải là hình thức kinh doanh phổ biến ở Việt Nam.

Hiện nay, ở nước ta mới chỉ có một vài công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại đối với các mặt hàng dệt may như các cửa hàng

nhượng quyền thương mại của thương hiệu Escada (Đức) trong kinh doanh các mặt hàng quần áo phụ nữ cao cấp và phụ kiện, La Senza (Canađa) trong kinh doanh bán lẻ đồ lót nam nữ và các sản phẩm chăm sóc cơ thể, Sergio Rossi (Italia) trong kinh doanh về giày dép, túi xách nam nữ… nhưng về cơ bản là chưa phổ biến và mạng lưới chưa rộng. Đối với phương thức kinh doanh theo

kiểu đại lý, các sản phẩm dệt may cũng ít được kinh doanh thông qua phương thức này mà chủ yếu là thông qua các hợp đồng mua đứt bán đoạn từ nhà sản xuất tới nhà phân phối hoặc thông qua hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm thuộc sở hữu của nhà sản xuất. Kinh doanh theo đúng nghĩa của phương thức kinh doanh đại lý hầu như rất ít và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong kinh doanh các mặt hàng dệt may và da giày ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)